Những khó khăn của ngành Kinh doanh quốc tế là không thể tránh khỏi trong quá trình học tập cũng như làm việc. Bất cứ ngành nghề gì cũng có những khó khăn riêng, quan trọng là bạn có đủ đam mê để theo nghề lâu dài, đừng vì thấy trở ngại mà sớm từ bỏ ngành học mình yêu thích.
Xem thêm: Kinh doanh quốc tế – Xu hướng ngành học thời hội nhập
Ngành Kinh doanh Quốc tế, bên cạnh những cơ hội việc làm hấp dẫn, tồn tại những khó khăn và vấn đề nhất định. Để trả lời thắc mắc về những khó khăn của ngành Kinh doanh Quốc tế, bài viết sẽ làm rõ những vấn đề tồn đọng trong lĩnh vực cũng như những khó khăn sinh viên trong ngành có thể gặp phải.
Những khó khăn tồn tại trong lĩnh vực Kinh doanh Quốc tế
Doanh nghiệp chưa nắm bắt được đầy đủ thông tin về FTA (Hiệp định Thương mại tự do). Từ đó doanh nghiệp không xác định được các tác động trực tiếp của FTA lên các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc không hiểu rõ những thông tin cần thiết khiến doanh nghiệp không có sự chuẩn bị tốt nhất trong quá trình hội nhập. Thực tế cho thấy, có tới 60-70% doanh nghiệp cho rằng, các Hiệp định Thương mại tự do này không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của họ.
Nhiều doanh nghiệp vẫn đang phát triển theo chiều rộng nhưng chưa chú trọng cải thiện về chất lượng sản phẩm cũng như chiều sâu trong công tác quản lý. Hơn nữa, xu hướng toàn cầu hóa khiến cho thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước phải đối mặt gay gắt với các mặt hàng nhập khẩu có chất lượng, thương hiệu và giá cả cạnh tranh hơn từ các nước đối tác FTA, gây ra nhiều thách thức và khó khăn đối với hàng hóa của các nhà sản xuất trong nước. Nhìn chung, hàng hóa Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu nổi tiếng hấp dẫn khách hàng, và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường quốc tế.
Nguồn lực của doanh nghiệp Việt Nam như nguồn vốn, chất lượng nguồn lao động, trình độ khoa học kĩ thuật, ứng dụng công nghệ… còn nhiều hạn chế. Từ đó khiến việc quản lý, vận hành của nhiều doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng, làm năng suất và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt nhìn chung còn ở mức thấp.
Doanh nghiệp chưa có tầm nhìn và chiến lược mang tính lâu dài, bền vững. Nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng đến hiện tại mà không đầu tư phân tích năng lực nội tại cũng như nghiên cứu môi trường kinh doanh bên ngoài để thiết lập kế hoạch phát triển cụ thể. Từ đó, doanh nghiệp không thể khai thác và tận dụng những lợi thế cạnh tranh dài hạn trong quá trình hoạt động kinh doanh và bỏ lỡ các cơ hội đi lên trong lĩnh vực kinh doanh toàn cầu.
Công tác quản lý, đào tạo, nuôi dưỡng nhân tài của doanh nghiệp còn lỏng lẻo. Nhân sự là một trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến sự thành bại của một doanh nghiệp, vậy nên để phát triển được lâu dài, bền vững, việc đầu tư vào nguồn nhân lực là điều tất yếu với mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp không có kế hoạch cụ thể, mạch lạc để thu hút, đào tạo và phát triển nhân tài trong nội bộ và cả bên ngoài tổ chức. Điều này rất rủi ro do khi các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường Việt Nam với phương pháp tiếp cận và quản trị nhân tài.
Những khó khăn sinh viên ngành Kinh doanh Quốc tế có thể gặp phải
Khó khăn về môi trường kinh tế: Mỗi quốc gia, mỗi khu vực và mỗi nền kinh tế khác nhau đều chịu sự tác động và quản lý bởi những Bộ luật kinh tế và văn hóa kinh doanh khác nhau. Sự khác nhau còn xuất hiện ở tốc độ phát triển kinh tế của từng khu vực, từng lĩnh vực, ví dụ như những doanh nghiệp thuộc khu vực phát triển, đang phát triển và kém phát triển hơn cũng sẽ có những cách thức kinh doanh khác nhau. Chính vì vậy mà các chuyên gia kinh doanh quốc tế cũng khó thể tránh khỏi những rắc rối khi tiếp cận cũng như làm việc trong những môi trường kinh doanh khác nhau.
Khó khăn về văn hoá: Sự khác biệt giữa ngôn ngữ, tôn giáo, vị trí địa lý, và văn hóa ứng xử là những yếu tố gây không ít rào cản cho những chuyên viên ngành kinh doanh quốc tế Và để thành công trong công việc cũng không phải đơn giản. Bên cạnh kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, người làm trong lĩnh vực Kinh doanh Quốc tế phải chủ động mở rộng tầm nhìn và thế giới quan để thích nghi và tiếp nhận những nền văn hóa khác nhau.
Đại học FPT giải quyết những khó khăn của sinh viên trong quá trình học ngành Kinh doanh Quốc tế
Đại học FPT là một trong những đại học tiên phong trong việc áp dụng những phương pháp dạy thực tiễn nhất dành cho sinh viên theo học các ngành Kinh doanh Quốc tế. Sinh viên được cung cấp những kiến thức cơ bản theo đúng theo tiêu chuẩn quốc tế AACSB bao quát hết toàn bộ ngành Kinh doanh Quốc tế như: Marketing quốc tế, quy định xuất – nhập khẩu, tài chính doanh nghiệp….
Được học tập với giáo trình hoàn toàn bằng tiếng Anh và có cơ hội trải nghiệm và thực tập ở các doanh nghiệp và tập đoàn lớn tại nước ngoài, sinh viên ĐH FPT TP. HCM vừa thành thạo chuyên môn, vừa giỏi ngoại ngữ. Đặc biệt, sinh viên còn được trang bị từ 4 – 8 tháng kinh nghiệm làm việc thực tế trong quá trình học. Nhờ vậy, sinh viên ngành Kinh doanh Quốc tế tại Đại học FPT TP. HCM luôn được các nhà tuyển dụng săn đón.
Năm 2020, ĐH FPT Đà Nẵng tuyển sinh các ngành Kỹ thuật Phần mềm, An toàn Thông tin, Thiết kế Mỹ thuật số, Quản trị Kinh doanh, Kinh doanh Quốc tế, Quản trị Khách sạn, Quản trị Dịch vụ Du lịch – Lữ hành, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật theo quy chế mới áp dụng vào ngày 01/4/2020. Thí sinh quan tâm, vui lòng gọi điện hotline (0236) 730 0999 hoặc xem thêm thông tin TẠI ĐÂY.
Thí sinh đăng ký tư vấn TẠI ĐÂY.
Thanh Thảo