Công nghệ thông tin luôn ở Top 10 ngành nghề có thu nhập bình quân cao nhất. Vì thế từ lâu đây là ngành học lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn trẻ đam mê công nghệ.
Xem thêm: Ngành Công nghệ thông tin học những gì?
Bạn đang đứng trước ngưỡng cửa chọn trường chọn ngành? Ban đang loay hoay xác định con đường sự nghiệp lý tưởng trong lĩnh vực IT? Bạn muốn tìm hiểu công việc nào liên quan đến máy tính sẽ có nhu cầu lớn trong tương lai, mức lương cao và cơ hội thăng tiến tốt?
Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn tất tần tật những thông tin ngành cũng như các cơ hội trong lĩnh vực IT.
Tổng quan về ngành Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin hay còn được gọi tắt là IT (Information Technology) bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau.
Dễ dàng nhận ra, cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đã và đang phá vỡ hầu hết nền tảng sản xuất truyền thống ở mọi quốc gia và tạo ra sự thay đổi lớn, tác động đến tất cả các ngành, lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế. Và từ đây rất nhiều câu chuyện về “thời đại 4.0” và ứng dụng công nghệ 4.0 ra đời.
Hầu hết các lĩnh vực đều chịu tác động bởi sự phát triển như vũ bão của ngành CNTT. Trong đó nổi bật phải nhắc tới như: tài chính ngân hàng, sản xuất phân phối công nghiệp, chứng khoán, viễn thông, hàng không thậm chí là an ninh quốc phòng và công nghiệp điện ảnh… Trong các đơn vị/ doanh nghiệp để quản lý, truyền dẫn, lưu trữ và xử lý các thông tin, hệ thống các dây chuyền sản xuất… đều cần sử dụng một mạng lưới kỹ thuật. Vì thế vị trí kỹ thuật viên, kỹ sư công nghệ hay người giám sát mạng lưới thông tin rất quan trọng, có thể xem như là một vị trí thiết yếu trong bộ máy quản lý.
Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin được chia thành các chuyên ngành riêng biệt: Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Thiết kế Mỹ thuật số, Trí tuệ nhân tạo & IoT.
Trong đó Kỹ thuật phần mềm và An toàn thông tin là hai ngành được đánh giá là cần thiết và thông dụng nhất.
Vậy học IT là học những gì?
Học ngành IT, sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản như mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm… Đồng thời tùy chương trình đào tạo của từng trường đại học, người học sẽ được chọn học các chuyên ngành phù hợp với năng lực, sở thích như Kỹ thuật phần mềm, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, An toàn thông tin,… Với các chuyên ngành này, các bạn sẽ có cơ hội tiếp cận những kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần: phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về bảo mật hệ thống thông tin…
Học CNTT có khó không?
Trước hết, người viết xin khẳng định rằng không có ngành nghề nào là dễ cả. “Dễ người thì dễ ta”, hẳn điều này không phải là tin vui dành cho bạn? Quy luật tất yếu của cuộc sống, nếu mọi thứ đạt được quá dễ dàng thì nó sẽ không có giá trị cao. Bất kỳ ngành nào cũng có những thử thách nhất định. Điều quan trọng là bạn cần xác định được đam mê cùng những tố chất mà bản thân phù hợp. Một khi đã xác định được mục tiêu, sự thành công hay còn gọi là đỉnh cao sự nghiệp sẽ phụ thuộc vào những nỗ lực và cố gắng của bạn.
Mỗi ngày bạn thường dành ra trung bình 1-2 giờ đồng hồ để lướt web, xài facebook, chơi game? Bạn có thích sắm những chiếc điện thoại, laptop đời mới, cấu hình cao?… Nếu có những điều này, xin chúc mừng, bạn đã đặt một “chân” vào ngành CNTT. Vì đó là những chỉ số cơ bản của một người thích thú với công nghệ và sống cùng công nghệ.
Nào, bây giờ hãy dành ra 5 phút tiếp theo để “check” những tố chất bạn đang có nhé:
- Đam mê công nghệ
- Tư duy logic, chặt chẽ
- Nhạy bén với công nghệ, có óc sáng tạo
- Ham học hỏi, tiếp thu những cái mới
- Khả năng làm việc nhóm
- Trình độ ngoại ngữ
Cơ hội việc làm và các hướng phát triển cho “dân IT”
Theo thống kê của VietnamWorks, nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ Thông tin của Việt Nam đang đạt mức cao nhất trong lịch sử. Tới năm 2020, Việt Nam thiếu hụt hơn 500.000 nhân sự IT. Cùng với sự xuất hiện của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã thực sự tạo nên cơn “khát” nhân lực Kỹ thuật Phần mềm. Mức lương phổ biến của sinh viên mới ra trường từ 8 triệu – 11,2 triệu đồng/ tháng, quản lý từ 22 – 45 triệu đồng/ tháng và từ 67,5 triệu đồng/ tháng trở lên đối với vị trí giám đốc. Mặt bằng chung, mức lương ngành này luôn nằm trong Top 10 ngành nghề có thu nhập cao nhất.
Đối với sinh viên tốt nghiệp ngành IT, bạn có thể làm việc trong các công ty trong và ngoài nước, trường học, bệnh viện, các tổ chức, hiệp hội,… liên quan đến các lĩnh vực phát triển, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng, chuyên thiết kế, triển khai các giải pháp tích hợp về phần cứng và phần mềm và cả những vấn đề về an ninh mạng như virus, hacker,…
Có rất nhiều định hướng nghề nghiệp khác nhau với rất nhiều công việc phổ biến và có tiềm năng trong ngành IT, có thể kể đến như: Web Developer (lập trình viên), chuyên viên phát triển ứng dụng di động, phát triển game, lập trình nhúng, trí tuệ nhân tạo, bảo mật, chuyên viên thiết kế mỹ thuật số… Ngoài ra, bạn còn có thể lựa chọn làm việc tự do (freelance) nếu muốn.
Cùng tham khảo các thông số do trang IT Career Finder thống kê và cung cấp. Top các công việc có mức lương tăng trưởng cao nhất của ngành CNTT trong những năm qua:
Nên học ngành Công nghệ thông tin ở đâu?
Học ngành gì và học ở đâu luôn là câu hỏi lớn dành cho các bạn trẻ, đặc biệt với khối ngành đa dạng và rộng lớn như Công nghệ thông tin. Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng “tinh hóa”, hãy nhớ việc lựa chọn trường để làm điểm xuất phát, đầu tư kiến thức luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Tại Đại học FPT, ngành công nghệ thông tin – CNTT trường Đại học FPT có các chuyên ngành hẹp: Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin, Thiết kế Mỹ thuật số, IoT, Hệ thống ô tô và điều khiển (dự kiến), Xử lý dịch vụ số (dự kiến).
Trong đó, ngành Kỹ thuật phần mềm là ngành học có tiếng và lâu đời nhất tại Đại học FPT. Với lợi thế nằm trong một tập đoàn dẫn đầu về công nghệ, Đại học FPT luôn được tiếp cận và cập nhật liên tục những xu hướng công nghệ mới nhất, những tri thức CNTT hiện đại của thế giới. Đây chính là một trong những điểm mạnh khiến sinh viên tốt nghiệp từ Đại học FPT chiếm ưu thế trên thị trường nhân lực chất lượng cao ngành CNTT hiện nay. Chương trình đào tạo được thiết kế theo các chuẩn quốc tế cao nhất về quy trình chất lượng như chuẩn ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology), chuẩn ACM (Association for Computing Machinery), và cập nhật các công nghệ mới nhất của các tập đoàn CNTT hàng đầu thế giới như Microsoft, IBM, Oracle, Sun Microsystems,…
Chương trình ngành CNTT được thiết kế gồm 4 khối kiến thức: Kiến thức chung, kiến thức ngành, chuyên ngành và lựa chọn. Chương trình được thiết kế tích hợp, cân bằng giữa kiến thức nền tảng với công nghệ, kỹ thuật mới và chú trọng đến kỹ năng thực hành và năng lực ứng dụng, sáng tạo. Các học phần được gợi ý theo một tiến độ hợp lý để sinh viên lựa chọn nhằm thúc đẩy hứng thú học tập của sinh viên ngay từ học kỳ đầu tiên.
- Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Thông tin được thiết kế theo chuẩn AMC của Hiệp hội Máy tính (Association for Computing Machinery), chuẩn đào tạo kỹ sư phần mềm ABET của Accreditation Board for Engineering and Technology, Mỹ và Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (VINASA).
- Sinh viên được đào tạo về quy trình phát triển phần mềm, phương pháp kỹ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế các ứng dụng Công nghệ Thông tin theo xu hướng SMAC của thế giới. (SMAC = Social – Mạng xã hội, Mobility – Di động, Analytics – Phân tích dữ liệu, Cloud – Điện toán đám mây).
- Sinh viên học tập với giáo trình hoàn toàn bằng tiếng Anh, bản quyền quốc tế, được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới. Bên cạnh tiếng Anh, sinh viên được đào tạo song song ngoại ngữ thứ 2 là tiếng Nhật.
- Ngay từ năm đầu tiên, sinh viên có 1 học kỳ học tiếng Anh tại nước ngoài.
- Sinh viên có 1 – 2 học kỳ học tập chuyên ngành tại University Brunei Darussalam, Brunei hoặc học viên SRM Institute of Science & Technology, India.
- Năm thứ 3, sinh viên tham dự học kỳ OJT – Thực tập tại doanh nghiệp. Sinh viên được làm việc thực tế trong các dự án của FPT Software – TOP 100 công ty có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm từ các chuyên gia đầu ngành.
- Bên cạnh đó, sinh viên được rèn luyện các kỹ năng mềm như quản lý thời gian, làm việc nhóm (teamwork), thuyết trình… cùng các chương trình rèn luyện thể chất, phát triển cá nhân toàn diện.
Trên đây là những thông tin cơ bản và cần thiết dành cho những bạn đang có dự định phát triển bản thân theo ngành Công nghệ thông tin. Nắm rõ được những thông tin và tính chất ngành học sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị kĩ càng, đem lại sự thuận lợi cho quá trình học tập. Hy vọng với những thông tin bài viết cung cấp, bạn sẽ có sự lựa chọn đúng đắn nhất cho bản thân.
Đại học FPT là nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao khối ngành CNTT, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ. Đây là trường đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng 03 sao theo chuẩn QS Stars – trong đó chất lượng đào tạo được đánh giá tối đa 5 sao; là đơn vị đào tạo Công nghệ thông tin xuất sắc năm 2018 (do ASOCIO – Tổ chức Công nghiệp điện toán châu Á – Châu Đại Dương – thẩm định và bình chọn); là thương hiệu trường đại học xuất sắc năm – The Brandlaureate 2018 (do APBF – Quỹ thương hiệu châu Á Thái Bình Dương – trao tặng).
Năm 2020, ĐH FPT Đà Nẵng tuyển sinh các ngành Kỹ thuật Phần mềm, An toàn Thông tin, Thiết kế Mỹ thuật số, Quản trị Kinh doanh, Kinh doanh Quốc tế, Quản trị Khách sạn, Quản trị Dịch vụ Du lịch – Lữ hành, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật theo quy chế mới áp dụng vào ngày 01/4/2020. Thí sinh quan tâm, vui lòng gọi điện hotline (0236) 730 0999 hoặc xem thêm thông tin TẠI ĐÂY.
Các bài viết khác:
>> Đa dạng khối ngành đào tạo tại Đại học FPT
>> Kỹ thuật Phần mềm – ngành học của thời đại 4.0
>> An toàn Thông tin – Ngành nghề hấp dẫn của thời đại công nghệ cao
>> Thiết kế Mỹ thuật số – Sự lựa chọn “vàng” của những bạn trẻ đam mê sáng tạo
Thảo Lê