Những điều cần biết về ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Là một trong những nhóm ngành mang lại tiềm năng phát triển mạnh mẽ cùng với đó là lợi thế về môi trường làm việc, thu nhập, cơ hội thăng tiến, giao lưu kết tinh văn hóa…  ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trở thành xu thế lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ.

Xem thêm: Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành

Những năm gần đây, các nước phát triển trên thế giới đang dần đẩy mạnh chuyển dịch tỉ trọng từ công nghiệp sang nhóm ngành dịch vụ, trong đó không thể kể đến sự đầu tư mạnh mẽ vào ngành du lịch. Tại Việt Nam, Chính phủ xác định Du lịch là một trong 3 ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam (bên cạnh Nông nghiệp và Công nghệ thông tin). Vậy nhưng, để lựa chọn theo học một ngành nghề, bạn phải thực sự hiểu ngành du lịch làm những công việc gì, cơ hội việc làm của ngành này như thế nào?…

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian tìm hiểu về ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Đọc thật kỹ để sẵn sàng đưa ra định hướng nghề nghiệp cho tương lai nhé.

https://dnuni.fpt.edu.vn/nganh-dao-tao/quan-tri-dich-vu-lu-hanh/
Những điều cần biết về ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành – ngành “công nghiệp không khói”

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành bao gồm quá trình quản lý và điều hành du lịch, chịu trách nhiệm phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch, nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan, chức năng giải quyết phát sinh, thiết kế các chương trình du lịch… Đây được xem là ngành “công nghiệp không khói” giàu tiềm năng nhất của thế kỷ trong xu hướng toàn cầu hóa.

Mục tiêu đào tạo của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là đào tạo sinh viên trở nên năng động, yêu nghề, có đủ kiến thức và văn hóa để theo đuổi nghề nghiệp. Am hiểu về địa lý du lịch, văn hóa, tâm lý và tập quán của du khách trong nước và quốc tế, các kỹ năng nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch, thiết kế tour, quản lý và điều hành tour, thiết kế và quản trị sự kiện du lịch. Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên được cung cấp các kiến thức về truyền thông marketing tích hợp, luật Du lịch, ứng dụng CNTT trong ngành du lịch. Đặc biệt sinh viên được chú trọng phát triển những kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ, giao tiếp đa văn hóa…

Tố chất phù hợp ngành du lịch

Là ngành đòi hỏi nhiều kỹ năng và vốn kiến thức sâu rộng, để thành công trong ngành bạn phải thường xuyên học tập và nghiên cứu, rèn luyện những phẩm chất tốt cho bản thân mình. Cụ thể là:

  • Năng động, có tính hướng ngoại
  • Khả năng ăn nói, ngoại giao tốt
  • Trình độ, kỹ năng ngoại ngữ thành thạo
  • Kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ tốt
  • Kiến thức văn hóa, lịch sử sâu rộng
  • Kỹ năng lập kế hoạch công việc và quản lý thời gian hiệu quả
  • Kỹ năng làm việc nhóm
Tố chất phù hợp ngành du lịch

TIP: Người làm ngành du lịch là người đam mê trải nghiệm trên những chuyến đi đường dài, đến những vùng đất mới để khám phá cảnh quan thiên nhiên, ẩm thực, văn hóa và con người. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là người thích dịch chuyển, tìm hiểu đó đây thì công việc quản lý, điều hành các công việc cho các hướng dẫn viên, phối hợp các bộ phận tiếp nhận thông tin khách hàng, thiết kế các tour du lịch, các sự kiện du lịch… cũng có thể phù hợp với bạn.

Với những tiêu chí đã được liệt kê, nếu bạn thấy mình chưa có đủ thì hãy dành thời gian để lấp đầy. Mọi thói quen, kỹ năng, hiểu biết đều có thể trau dồi, tích lũy được cả. Nếu yêu thích ngành học này, hãy dành nhiều thời gian tìm hiểu, hứa hẹn còn rất nhiều điều thú vị!

Thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch

Xét theo góc độ một ngành kinh tế, du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp mang lại hiệu quả cao trên nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước. Bên cạnh đó, du lịch còn được coi là một hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ, đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn.

Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, lượng khách quốc tế cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng mở rộng và được biết đến nhiều hơn trên thế giới, rất nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Hệ thống di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày càng phong phú, có thể kể đến tiêu biểu như Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Quần thể danh thắng Tràng An, Phố cổ Hội An, Quần thể di tích Cố Đô Huế, Cao nguyên đá Đồng Văn…

Theo đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn” đã được Chính phủ phê duyệt, Việt Nam phấn đấu đến năm 2025 là quốc gia có ngành du lịch phát triển hàng đầu Đông – Nam Á, đón và phục vụ 30 – 32 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trên 130 triệu lượt khách du lịch nội địa, với tổng thu từ khách du lịch đạt 45 tỷ USD; Giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 27 tỷ USD; Ngành du lịch đóng góp trên 10% GDP và tạo ra 6 triệu việc làm, trong đó có 2 triệu việc làm trực tiếp, với 70% được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ và kỹ năng du lịch.

Thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch

Theo thống kê từ Tổng cục Du lịch, mỗi năm ngành cần hơn 40.000 lao động, nhưng con số đáp ứng được chỉ mới khoảng một nửa. Một thống kê khác từ Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam cho biết, từ đây đến năm 2022, toàn ngành sẽ cần đến 4 triệu lao động với hơn 1,6 triệu việc làm trực tiếp. Hằng năm chỉ có 10% trên tổng số sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành được đánh giá đủ năng lực làm nghề. Số còn lại đều phải đào tạo lại về năng lực và thái độ mới đáp ứng được yêu cầu nhà tuyển dụng. Nếu không được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp thì xác suất bị đào thải là rất lớn.

Cú sốc về văn hóa doanh nghiệp và gặp trở ngại lớn về việc giao tiếp bằng ngoại ngữ khi có được cơ hội làm việc ở những môi trường nước ngoài. Tại Việt Nam, đa số các chương trình đào tạo đều bằng tiếng Việt, tiếng Anh cũng chỉ học vừa đủ điều kiện để tốt nghiệp. Sinh viên không làm chủ kỹ năng ngoại ngữ dẫn đến tình trạng bỏ lỡ nhiều cơ hội việc làm và thăng tiến trong sự nghiệp.

Qua những số liệu thống kê trên, bạn có thể phần nào hình dung được tiềm năng làm việc tại ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành rồi chứ? Sau đây hãy cùng đi sâu vào tìm hiểu thị trường việc làm của ngành du lịch – lữ hành nhé.

Các nhóm nghề trong ngành du lịch

Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với mức lương khởi điểm hấp dẫn, khoảng 10-15 triệu đồng/tháng cùng với chế độ ưu đãi tốt.

https://dnuni.fpt.edu.vn/nganh-dao-tao/quan-tri-dich-vu-lu-hanh/
Năm 2020, tổ chức Du lịch thế giới cũng vừa xếp Việt Nam là điểm đến du lịch phát triển nhanh thứ 7 trên toàn cầu (tăng 3 bậc so với năm ngoái).

Trên thực tế, mức lương phụ thuộc chủ yếu vào quy mô công ty và năng lực cá nhân của bạn. Ngoài ra, nếu làm việc trong ngành du lịch thì không thể chỉ nhìn vào mức lương cứng, bạn còn có thể nhận được rất nhiều hoa hồng hoặc tiền tip từ khách nếu hoàn thành công việc tốt.

  • Hướng dẫn viên du lịch
  • Quản lý, điều hành tại các công ty du lịch, dịch vụ lữ hành
  • Chuyên viên các sở, ban ngành về Du lịch
  • Thiết kế, bán tour du lịch
  • Nhân viên Marketing du lịch
  • Nghiên cứu, giảng dạy ngành du lịch, dịch vụ lữ hành
  • Chuyên viên phát triển các dự án du lịch cộng đồng
  • Kinh doanh độc lập dịch vụ du lịch – lữ hành

Nên học Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ở đâu?

Hiện nay, trên cả nước từ miền Bắc đến miền Nam có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, đáp ứng được nhu cầu học tập của những thí sinh đam mê và yêu thích ngành này.

Với thực trạng nhu cầu thị trường đang ngày càng tăng cao, đây là cơ hội “vàng” dành cho các bạn trẻ đang theo học du lịch. Tuy nhiên hiện nay, đến 90% sinh viên có bằng cấp chuyên ngành Quản trị Du lịch & Lữ hành vẫn đang trong tình trạng chờ việc vì không hội đủ 03 yếu tố: chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng mềm. Cùng với thực tế, lực lượng hướng dẫn viên cả nội địa và quốc tế khoảng 13.000 người chỉ đáp ứng được 50% khối lượng công việc của ngành Du lịch – Khách sạn.

Do vậy, để đảm bảo cho bản thân một cơ hội việc làm thật tốt, bạn nên chọn cho mình cơ sở đào tạo uy tín về Quản lý khách sạn.

Điểm nổi bật của ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành tại Đại học FPT

  • Giáo trình bản quyền được “nhập khẩu” từ các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.
  • Học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh.
  • Ngay từ năm đầu tiên, sinh viên được tham gia một học kỳ tiếng Anh tại nước ngoài.
  • Sinh viên được đào tạo song song ngoại ngữ thứ 2 là tiếng Hoa.
  • Sinh viên có 1 – 2 học kỳ học tập chuyên ngành tại trường Đại học KDU, Malaysia hoặc Southwestern University, Cebu, Philippines.
  • Đến năm thứ 3, sinh viên được làm việc thực tế từ 4 – 8 tháng tại các khách sạn đạt chuẩn quốc tế trong học kỳ Thực tập tại doanh nghiệp (On the Job Training).
  • Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành còn được trau dồi kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, đàm phán, quản lý thời gian, quản lý tài chính… qua các hoạt động phát triển cá nhân.

Với chương trình đào tạo chính quy bám sát thực tế, phát triển toàn diện kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm, Đại học FPT tự tin sẽ giúp sinh viên Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành khi ra trường có đầy đủ kiến thức, kỹ năng cũng như sự trải nghiệm cần thiết để sẵn sàng tham gia vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, mở ra cơ hội phát triển sự nghiệp cho từng cá nhân.

Đại học FPT nằm trong Top các trường Đại học đào tạo ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành uy tín nhất tại Việt Nam hiện nay.

Kinh nghiệm tích lũy sau chương trình

Sinh viên được thực hành qua các học phần và học tập tại doanh nghiệp trong giai đoạn OJT. Quá trình thực hành và làm việc thực tế không chỉ giúp sinh viên củng cố, phát triển nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn tạo được mối liên lạc, mạng lưới với doanh nghiệp. Quá đó góp phần nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm khi tốt nghiệp.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội cùng sức hút ngành nghề, những bạn trẻ đang yêu thích ngành học Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành sẽ có thêm động lực học tập và theo đuổi đam mê. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành để đưa ra cho mình những định hướng, lựa chọn phù hợp với bản thân.

Năm 2020, ĐH FPT Đà Nẵng tuyển sinh các ngành Kỹ thuật Phần mềm, An toàn Thông tin, Thiết kế Mỹ thuật số, Quản trị Kinh doanh, Kinh doanh Quốc tế, Quản trị Khách sạn, Quản trị Dịch vụ Du lịch – Lữ hành, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật theo quy chế mới áp dụng vào ngày 01/4/2020. Thí sinh quan tâm, vui lòng gọi điện hotline (0236) 730 0999 hoặc xem thêm thông tin TẠI ĐÂY.

Thí sinh đăng ký tư vấn TẠI ĐÂY.

Thảo Lê

TIN TỨC MỚI NHẤT

Tin liên quan

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ TRỞ THÀNH SINH VIÊN ĐẠI HỌC FPT?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN TUYỂN SINH

FPT UNIVERSITY

TRẢI NGHIỆM

Đừng chần chừ, Đại Học FPT sẽ hỗ trợ bạn!