Bí quyết chọn phương thức xét tuyển, nâng cơ hội đỗ ngành yêu thích

Việc đăng ký tham gia nhiều phương thức giúp thí sinh có lợi thế đáng kể, song các bạn cần đưa ra lựa chọn phù hợp.

Trước đây, con đường chủ yếu vào đại học thường thông qua thi cử. Ngày nay, thí sinh có nhiều lựa chọn hơn sau khi hoàn thành chương trình THPT.

Thực tế, hầu hết trường đại học đều tuyển sinh bằng nhiều phương thức. Thí sinh có thể lựa chọn phương thức phù hợp điều kiện và điểm mạnh của bản thân.

Nhiều con đường để vào đại học

Hai phương thức tuyển sinh phổ biến nhất là xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển bằng kết quả học tập (học bạ).

Tại ĐH FPT, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển theo 2 phương thức chính, gồm xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét học bạ với hai hình thức xét học bạ THPT

Hiện nay, tự chủ đại học, trước hết là tự chủ tuyển sinh đang là xu hướng chung trong giáo dục. Phương thức xét tuyển học bạ ngày càng được nhiều trường đại học áp dụng. Thí sinh cũng quan tâm phương thức này nhiều hơn.

Ngoài ra, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến tiến độ học tập năm học 2019-2020 và kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng khiến thí sinh có khuynh hướng chọn xét tuyển với điểm học bạ đã có, không cần phụ thuộc hoàn toàn vào một kỳ thi.

Cụ thể, từ sau khi mở nhận hồ sơ đăng ký theo phương thức xét tuyển học bạ từ ngày, ĐH FPT đã nhận khoảng gần 6000 hồ sơ.

Bí quyết chọn phương thức phù hợp

Việc đăng ký tham gia đồng thời nhiều phương thức chắc chắn giúp thí sinh có lợi thế đáng kể. Kỳ thi tốt nghiệp THPT là bắt buộc, thí sinh có thể tận dụng kết quả để xét tuyển đại học. Bên cạnh đó, các em chọn thêm phương thức xét tuyển học bạ để nắm bắt cơ hội vào đại học từ kết quả học tập đã có.

Ngoài ra, những thí sinh không ngại áp lực thi cử có thể tham gia thêm kỳ thi Đánh giá năng lực. Điều đó đồng nghĩa thí sinh tự mở thêm cho mình cánh cửa bước vào giảng đường đại học.

Tuy nhiên, thí sinh không nên “rải” hồ sơ quá nhiều trường hay nhiều ngành, nếu không thực sự thích hoặc không có ý định nhập học. Việc này gây tốn kém thời gian và chi phí.

Xét tuyển học bạ là phương thức hiệu quả với thí sinh có năng lực học tập tốt nhưng có thể tâm lý chưa thật vững vàng, dễ bị tác động bởi ngoại cảnh.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT không chỉ là “cửa ải” về năng lực, mà còn thử thách cả khả năng tập trung, tâm lý thi cử của thí sinh.

Ngoài ra, việc thi cử, dù được quyết định bởi năng lực, cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi yếu tố may mắn. Xét tuyển học bạ là cách đánh giá toàn bộ quá trình học tập của thí sinh.

Trong khi đó, kỳ thi thiên về kiểm tra khả năng ghi nhớ và vận dụng kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề dưới áp lực thời gian – năng lực cần thiết để học tập ở bậc đại học.

Thí sinh đạt đủ hoặc vượt ngưỡng điểm tốt nghiệp cho thấy các bạn có năng lực này, nên có thể sử dụng điểm thi để xét tuyển vào trường phù hợp.

Khi thí sinh lựa chọn phương thức xét tuyển, căn cứ quan trọng nhất không phải đó là phương thức “dễ đậu”, mà nó có được áp dụng với ngành học mình mong muốn theo đuổi không và trường sử dụng phương thức đó có nằm trong “tầm ngắm” của thí sinh không.

Xét đến cùng, mục tiêu lớn nhất khi tham gia xét tuyển đại học không phải chỉ để trúng tuyển đại học, mà là được học đại học đúng ngành yêu thích, “Chiến lược xét tuyển” được nhiều thí sinh lựa chọn là xác định một số ngành yêu thích và một vài ngành gần, sau đó, chọn phương thức phù hợp.

Xét tuyển theo nhiều phương thức, đảm bảo cơ hội trúng tuyển cũng là cách để thí sinh giảm bớt áp lực cho mình trước kỳ thi tốt nghiệp, từ đó có thể ôn tập và thi cử hiệu quả hơn.

Thí sinh cũng nên chú trọng cả quá trình tuyển sinh, từ chọn ngành, chọn trường, chọn phương thức xét tuyển, chuẩn bị hồ sơ và chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Với phương thức xét tuyển học bạ, thời gian nhận hồ sơ chia làm nhiều đợt. Những đợt đầu tiên thường có điểm chuẩn không quá cao. Thí sinh có thể chủ động nộp hồ sơ sớm để đảm bảo cơ hội trúng tuyển.

Vì khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT hay Đánh giá năng lực, thí sinh đổ xô ứng tuyển bằng học bạ, đẩy tỷ lệ “chọi” và điểm chuẩn lên cao, dễ mất cơ hội đỗ.

Với phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được quyền điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết kết quả. Các em không cần quá lo lắng, hiện tại chỉ cần tập trung ôn tập thật tốt để đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

Ngoài ra, hầu như năm nào cũng có thí sinh gặp vấn đề bảo mật tài khoản đăng ký dự thi THPT, thay số điện thoại, email đã đăng ký dự thi… Thí sinh nên lưu ý tránh những sơ suất này để quá trình thi cử và xét tuyển đại học của bản thân diễn ra thuận lợi.

Năm 2020, ĐH FPT Đà Nẵng tuyển sinh các ngành Kỹ thuật Phần mềm, An toàn Thông tin, Thiết kế Mỹ thuật số, Quản trị Kinh doanh, Kinh doanh Quốc tế, Quản trị Khách sạn, Quản trị Dịch vụ Du lịch – Lữ hành, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật theo quy chế mới áp dụng vào ngày 01/4/2020. Thí sinh quan tâm, vui lòng gọi điện hotline (0236) 730 0999 hoặc xem thêm thông tin TẠI ĐÂY.

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào ĐH FPT khi:
– Điểm các môn thi trong kỳ thi THPT 2020 thuộc Top50 THPT toàn quốc năm 2020 (theo số liệu Đại học FPT tổng hợp và công bố sau kỳ thi THPT 2020) và điểm theo khối xét tuyển đạt từ trung bình trở lên (15/30 điểm);
– Hoặc: Điểm học bạ thuộc Top50 THPT toàn quốc năm 2020 (chứng nhận thực hiện trên trang http://SchoolRank.fpt.edu.vn)

Thí sinh đăng ký tư vấn TẠI ĐÂY.

Tổng hợp

TIN TỨC MỚI NHẤT

Tin liên quan

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ TRỞ THÀNH SINH VIÊN ĐẠI HỌC FPT?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN TUYỂN SINH

FPT UNIVERSITY

TRẢI NGHIỆM