Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến hiệu trưởng các trường ĐH góp ý dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH năm 2020. Quy chế năm nay sẽ có một số điều chỉnh phù hợp trước thực tế không còn kỳ thi THPT quốc gia.
Theo dự thảo quy chế, tất cả các trường đều phải xây dựng và công khai đề án tuyển sinh các hình thức đào tạo trên trang thông tin điện tử của trường trước 15 ngày tính đến ngày thí sinh bắt đầu đăng ký xét tuyển (ĐKXT).
Việc điều chỉnh đề án tuyển sinh ĐH chính quy theo lịch do Bộ GD-ĐT quy định. Các trường tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (có thể quy định sau khi có kết quả thi THPT), nhưng phải đảm bảo chất lượng nguồn tuyển và công bố trong đề án.
Hiện nhiều trường đã công bố phương án tuyển sinh mới, tuy nhiên thí sinh cần lưu ý việc điều chỉnh đề án tuyển sinh theo lịch tuyển sinh chính quy do Bộ GD-ĐT quy định, nên thông tin từ các trường đều là dự kiến. Sau khi bộ ban hành quy chế tuyển sinh, các trường sẽ công bố thông tin chính thức.
Theo dự thảo, thí sinh cần lưu ý một số điểm cơ bản như sau:
- Để xét tuyển đợt 1, thí sinh nộp phiếu đăng ký xét tuyển (ĐKXT) cùng với hồ sơ đăng ký dự thi THPT theo quy định của sở GD-ĐT kèm lệ phí ĐKXT. Trong các đợt xét tuyển sau đợt 1, thí sinh thực hiện ĐKXT và nộp lệ phí theo quy định của trường. Sau khi có kết quả thi THPT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT 1 lần trong thời gian quy định, bằng phương thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại nơi đăng ký dự thi.
- Thí sinh được ĐKXT không giới hạn số nguyện vọng, số trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
- Xác nhận nhập học vào trường đã trúng tuyển trong thời hạn quy định bằng cách gửi bản chính giấy chứng nhận kết quả thi đến trường trực tiếp hoặc bằng hình thức thư chuyển phát nhanh, thí sinh đã xác nhận nhập học không được tham gia xét tuyển ở các trường khác.
- Các trường sử dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh cho một ngành hoặc nhóm ngành phải công bố chỉ tiêu, mức điểm nhận ĐKXT cho từng phương thức.
Nếu sử dụng kết quả kỳ thi THPT để sơ tuyển, xét tuyển, các trường xác định và công bố tổ hợp các bài thi/môn thi để xét tuyển vào các ngành, nhóm ngành…
Nếu không sử dụng kết quả kỳ thi THPT để xét tuyển, các trường lựa chọn, quyết định phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển; nếu sử dụng kết quả thi tuyển sinh của trường khác hoặc của tổ chức khảo thí uy tín trên thế giới để xét tuyển, phải quy định cụ thể trong đề án tuyển sinh; có thể tổ chức tuyển sinh riêng từng phần cho một ngành hoặc nhóm ngành…
- Các trường có thể thực hiện nhiều đợt tuyển sinh trong năm, đề án tuyển sinh của các đợt phải được công bố trên trang thông tin điện tử của trường trước khi thí sinh đăng ký xét tuyển ít nhất 15 ngày.
Từ ngày 01/4/2020, ĐH FPT đã công bố phương án tuyển sinh mới nhất, áp dụng ngay vào kỳ tuyển sinh của Đại học FPT năm 2020 nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào. Theo đó, thí sinh có thể biết năng lực học tập của bản thân ngay tại công cụ tra cứu xếp hạng SchoolRank thông qua xét điểm số học bạ và xét điểm thi THPT QG. Thông tin cần nhập là số liệu điểm trung bình năm lớp 11 và học kỳ I năm lớp 12 hoặc điểm thi THPT quốc gia.
Năm 2020, ĐH FPT Đà Nẵng tuyển sinh các ngành Kỹ thuật Phần mềm, An toàn Thông tin, Thiết kế Mỹ thuật số, Quản trị Kinh doanh, Kinh doanh Quốc tế, Quản trị Khách sạn, Quản trị Dịch vụ Du lịch – Lữ hành, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật theo quy chế mới áp dụng vào ngày 01/4/2020. Thí sinh quan tâm, vui lòng gọi điện hotline (0236) 730 0999 hoặc xem thêm thông tin TẠI ĐÂY.
Thí sinh đăng ký tư vấn TẠI ĐÂY.
Tổng hợp