Được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói và là một trong những trụ cột kinh tế đem lại doanh thu nghìn tỉ đô, Quản trị khách sạn trở thành thỏi nam châm – thu hút ngày càng nhiều bạn trẻ theo học.
Xem thêm: Hội thảo tiêu chuẩn thời đại mới ngành Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn
Là một trong những nhóm ngành mang lại tiềm năng phát triển mạnh mẽ cùng với đó là những lợi thế về môi trường làm việc, thu nhập, cơ hội thăng tiến, giao lưu kết tinh văn hóa… Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật về ngành Quản trị khách sạn trong bài viết dưới đây.
Quản trị khách sạn là gì?
Quản trị khách sạn là quản lý và tổ chức các hoạt động trong khách sạn một cách hiệu quả và hiệu năng. Đối với công việc này, người quản lý có vai trò quản trị và phát triển đội ngũ nhân sự, lập kế hoạch, báo cáo kết quả tài chính, tương tác với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các bên liên quan…
Các lĩnh vực quản trị khách sạn, bao gồm:
- Quản lý nhân sự
- Quản lý marketing và truyền thông
- Quản lý dịch vụ ăn uống và nghỉ ngơi
- Quản lý du lịch
- Quản lý tài chính kế toán
Tố chất nghề nghiệp của ngành
Quản trị khách sạn đang là một ngành “hot” với tiềm năng vô tận về giá trị kinh tế mang lại. Tuy nhiên bạn có đủ tố chất để trở thành một nhà quản lý khách sạn hay không lại là một chuyện khác. Vậy một nhà quản lý khách sạn cần gì?
- Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc
- Có trình độ ngoại ngữ, ít nhất là thông thạo thêm 1 ngoại ngữ
- Kỹ năng thuyết trình, giải thích vấn đề thấu đáo, rành mạch
- Kỹ năng đàm phán
- Tư duy logic
- Tự tin, năng động, vui vẻ, sáng tạo
- Có tính cách hướng ngoại
- Khả năng giao tiếp tốt
- Chịu được áp lực của công việc.
TIP: Với những tiêu chí đã được liệt kê, nếu bạn thấy mình chưa có đủ thì hãy dành thời gian để lấp đầy. Mọi thói quen, kỹ năng, hiểu biết đều có thể trau dồi, tích lũy được cả. Nếu yêu thích ngành học này, hãy dành nhiều thời gian tìm hiểu, hứa hẹn còn rất nhiều điều thú vị!
Nhu cầu thị trường, mức lương
Theo Hội đồng Du lịch Thế giới dự báo, đến năm 2029, ngành du lịch và giải trí sẽ chiếm 11,5% GDP thế giới, đồng thời cung cấp việc làm cho hơn 420 triệu người. Ngay cả với sức ép hiện nay khi có hơn 1 tỉ người du lịch hằng năm, các nhà hàng và khách sạn cũng phải đang chịu tác động rất lớn.
Chính vì vậy mà cuộc đua đào tạo và tìm kiếm nguồn nhân lực ngành Quản trị khách sạn trở nên gắt gao ngay từ vạch xuất phát. Chỉ cần nhìn vào một vài trong số hơn 37.000 lời mời làm việc khách sạn trên Hosco, bạn sẽ thấy những vai trò và yêu cầu đối với một nhân viên Quản trị khách sạn để qua đó thấy được tiềm năng đa hình đa dạng của ngành nghề này.
Tại Việt Nam trong 10 năm trở lại đây, Du lịch – Khách sạn là lĩnh vực có bước phát triển ngoạn mục cùng triển vọng tương lai vô cùng to lớn. Theo thống kê năm 2019, ngành du lịch Việt Nam đón 103 triệu lượt khách, trong đó có 18 triệu khách quốc tế, 85 triệu khách nội địa, tăng 16,2% so với năm 2018. Với tốc độ tăng trưởng thần kỳ, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực ước tính cần 27.000 người/năm trong giai đoạn 2018 – 2025 đến 2030.
Cơ hội nghề nghiệp của ngành đang rộng mở với những bạn trẻ yêu thích giao tiếp quốc tế, hòa nhập đa văn hóa, thành thạo ngoại ngữ, có khả năng lãnh đạo, có chuyên môn tốt và tư duy chiến lược nhanh nhạy. Mức thu nhập cho vị trí quản lý khách sạn quy mô vừa đạt 10 – 18 triệu/tháng và 40 triệu trở lên ở các khách sạn đạt chuẩn 5 sao.
Môi trường làm việc đẳng cấp, chuyên nghiệp trong không gian sang trọng, cơ hội giao lưu với những con người mới, văn hoá mới mỗi ngày… còn là điểm cộng tuyệt đối khiến Quản trị khách sạn được xếp vào top ngành đáng mơ ước.
Ngành Quản trị khách sạn có dễ xin việc?
Cử nhân ngành Quản trị khách sạn có thể làm nhiều công việc khác nhau từ bộ phận nhân sự, bộ phận tiền sảnh, bộ phận ẩm thực cho đến công tác quản lý tại các doanh nghiệp du lịch, bao gồm:
- Quản trị nhà hàng – khách sạn
- Quản trị tiền sảnh (Front Office)
- Quản lý bộ phận Nhà hàng (Food & Beverage)
- Quản lý bộ phận Buồng phòng (Housekeeping)
- Quản trị kinh doanh và chăm sóc khách hàng
- Quản trị nhân sự
- Quản trị hành chính văn phòng
- Điều hành, tiếp thị, nhân sự, tài chính tại các công ty du lịch
- Ngoài ra các bạn cũng có thể làm việc ở các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu về kinh tế nói chung, du lịch nói riêng; hoặc làm chuyên viên, giảng viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu thuộc lĩnh vực du lịch.
Những mặt trái của ngành
“Lắm cơ hội, nhiều gian nan” là cụm câu diễn tả đúng về ngành Quản trị khách sạn. Theo thống kê từ Tổng cục Du lịch, mỗi năm ngành cần hơn 40.000 lao động, nhưng con số đáp ứng được chỉ mới khoảng một nửa. Một thống kê khác từ Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam cho biết, từ đây đến năm 2022, toàn ngành sẽ cần đến 4 triệu lao động với hơn 1,6 triệu việc làm trực tiếp. Hằng năm chỉ có 10% trên tổng số sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành được đánh giá đủ năng lực làm nghề. Số còn lại đều phải đào tạo lại về năng lực và thái độ mới đáp ứng được yêu cầu nhà tuyển dụng. Nếu không được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp thì xác suất bị đào thải là rất lớn.
Cú sốc về văn hóa doanh nghiệp và gặp trở ngại lớn về việc giao tiếp bằng ngoại ngữ khi có được cơ hội làm việc ở những môi trường nước ngoài. Tại Việt Nam, đa số các chương trình đào tạo đều bằng tiếng Việt, tiếng Anh cũng chỉ học vừa đủ điều kiện để tốt nghiệp. Sinh viên không làm chủ kỹ năng ngoại ngữ dẫn đến tình trạng bỏ lỡ nhiều cơ hội việc làm và thăng tiến trong sự nghiệp.
Bên cạnh đó, các yếu tố về thời gian làm việc theo ca, tiết chế cảm xúc để làm hài lòng khách hàng, áp lực về tâm lý và những rủi ro về sức khỏe cũng là những thách thức mà bất cứ ai theo ngành này cũng có thể gặp phải.
Học ngành Quản trị khách sạn ở đâu?
Hiện nay, trên cả nước từ miền Bắc đến miền Nam có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Quản trị khách sạn, đáp ứng được nhu cầu học tập của những thí sinh đam mê và yêu thích ngành này. Có thể kể đến như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Khoa Du lịch – Đại học Huế, Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng, Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM, Đại học Văn Lang, Đại học FPT…
Với thực trạng nhu cầu thị trường đang ngày càng tăng cao, đây là cơ hội “vàng” dành cho các bạn trẻ đang theo học Quản trị khách sạn. Tuy nhiên hiện nay, đến 90% sinh viên có bằng cấp chuyên ngành Quản trị khách sạn và Quản trị Du lịch & Lữ hành vẫn đang trong tình trạng chờ việc vì không hội đủ 03 yếu tố: chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng mềm. Cùng với thực tế, lực lượng hướng dẫn viên cả nội địa và quốc tế khoảng 13.000 người chỉ đáp ứng được 50% khối lượng công việc của ngành Du lịch – Khách sạn.
Do vậy, để đảm bảo cho bản thân một cơ hội việc làm thật tốt, bạn nên chọn cho mình cơ sở đào tạo uy tín về Quản lý khách sạn.
Ngành Quản trị khách sạn tại Đại học FPT, có gì khác biệt?
- Giáo trình bản quyền được “nhập khẩu” từ các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.
- Học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh.
- Ngay từ năm đầu tiên, sinh viên được tham gia một học kỳ tiếng Anh tại nước ngoài.
- Sinh viên được đào tạo song song ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung.
- Sinh viên có 1 – 2 học kỳ học tập chuyên ngành tại trường Đại học KDU (Malaysia) hoặc Southwestern University (Philippines).
- Đến năm thứ 3, sinh viên được làm việc thực tế từ 4 – 8 tháng tại các khách sạn chuẩn quốc tế trong học kỳ Thực tập tại doanh nghiệp (On the Job Training – OJT).
- Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, sinh viên còn được trau dồi kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, đàm phán, quản lý thời gian, quản lý tài chính… qua các hoạt động phát triển cá nhân.
Với chương trình đào tạo chính quy bám sát thực tế, phát triển toàn diện kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm, Đại học FPT tự tin sẽ giúp sinh viên Quản trị khách sạn khi ra trường có đầy đủ kiến thức, kỹ năng cũng như sự trải nghiệm cần thiết để sẵn sàng tham gia vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, mở ra cơ hội phát triển sự nghiệp cho từng cá nhân.
Kinh nghiệm tích lũy sau chương trình:
Sinh viên được thực hành qua các học phần và học tập tại doanh nghiệp trong giai đoạn OJT. Quá trình thực hành và làm việc thực tế không chỉ giúp sinh viên củng cố, phát triển nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn tạo được mối liên lạc, mạng lưới với doanh nghiệp. Quá đó góp phần nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm khi tốt nghiệp.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội cùng sức hút ngành nghề, những bạn trẻ đang yêu thích ngành học Quản trị khách sạn sẽ có thêm động lực học tập và theo đuổi đam mê. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn hiểu sâu sắc hơn về ngành Quản trị khách sạn để đưa ra cho mình những định hướng, lựa chọn phù hợp với bản thân.
Thí sinh đăng ký tư vấn TẠI ĐÂY.
Thảo Lê