So sánh giữa Quản trị khách sạn và Quản trị dịch vụ du lịch lữ hành? 

Khi ngành du lịch đang dẫn lấy lại phong độ sau dịch, nhiều bạn trẻ đã chọn “đầu quân” vào lĩnh vực này để thoả mãn đam mê xê dịch cũng như tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Tuy nhiên, trong nhóm lĩnh vực này có cả hai ngành Quản trị Khách sạn và Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành mà các bạn trẻ rất dễ nhầm lẫn. Vậy thực tế thì chúng khác nhau như thế nào và có điểm gì tương đồng? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về điều này nhé!

Tổng quan về Quản trị Khách sạn và Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành

Quản trị Khách sạn là ngành gì? 

Quản trị Khách sạn là một nghề liên quan đến hàng loạt các hoạt động như quản lý, lập kế hoạch… nhằm duy trì hiệu quả và tạo nên sự thành công của một khách sạn. Sinh viên sẽ được đào tạo về kỹ năng quản lý nhân sự, xử lý tình huống và tổ chức các hoạt động trong chuỗi cung ứng dịch vụ của khách sạn.

Quản trị Du lịch và lữ hành là ngành gì?

Còn đối với ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và lữ hành bao gồm các hoạt động liên quan đến quản lý và điều hành du lịch. Sinh viên tốt nghiệp ngành này không chỉ đảm nhận vai trò phân công và quản lý đội ngũ hướng dẫn viên, mà còn có trách nhiệm thiết kế, quản lý và điều hành các phòng ban khác nhau để phát triển sản phẩm du lịch.

Điểm giống nhau giữa ngành Quản trị Khách sạn và Quản trị Du lịch lữ hành

Sự phát triển của Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành Quản trị Khách sạn. Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng hai ngành này có mối quan hệ liên kết chặt chẽ với nhau. Thực tế, hai ngành này có nhiều đặc điểm tương đồng, cho phép những người làm việc trong một ngành cũng có thể thực hiện công việc của ngành còn lại. 

Nhìn chung, mục tiêu tổng thể của Quản trị Khách sạn và Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành là đều đào tạo người học thành các nhà chuyên môn trong các lĩnh vực về quản trị Khách sạn, quản trị Du lịch, nhà quản lý, doanh nhân tiềm năng. Có đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có làm việc trong lĩnh vực quản trị khách sạn và trong môi trường quốc tế hoặc có tiền đề cho việc học tập, nghiên cứu ở bậc học cao hơn.

Sự khác nhau giữa ngành Quản trị khách sạn và Quản trị Du lịch & Lữ hành

Mặc dù hai ngành Quản trị Khách sạn và Quản trị Du lịch & Lữ hành có nhiều đặc điểm giống nhau và cung cấp hỗ trợ sau đào tạo cho sinh viên, tuy nhiên, có thể phân biệt hai ngành này thông qua những công việc sau khi ra trường mà mỗi người theo học sẽ làm. 

Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị Khách sạn, sinh viên có thể làm việc trong các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng hoặc các công ty quản lý khách sạn. Công việc của ngành sẽ tập trung vào quản lý và điều hành các hoạt động của khách sạn, bao gồm quản lý nhân sự, quản lý phòng, dịch vụ khách hàng, marketing và tài chính. Mục tiêu là đảm bảo khách sạn hoạt động hiệu quả, cung cấp dịch vụ chất lượng và tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng. Sau khi tốt nghiệp ngành này, bạn có thể làm: 

  • Quản lý bộ phận Tiền sảnh (Front Office) 
  • Quản lý bộ phận Nhà hàng (Food & Beverage) 
  • Quản lý bộ phận Buồng phòng (Housekeeping) 
  • Quản lý Tiệc & Hội nghị 
  • Quản lý bộ phận Quan hệ khách hàng 
  • Quản lý Kinh doanh ngành Khách sạn 
  • Quản lý bộ phận Nhân sự 
  • Quản lý bộ phận Marketing 
  • Chuyên viên điều phối ngành F&B 
  • Chuyên viên đào tạo ngành Khách sạn 
  • Điều phối viên sự kiện khách sạn 
Công việc của một người làm Quản trị Khách sạn có đôi nét giống với người học Quản trị du lịch. Tuy nhiên với người học Quản trị khách sạn, bạn sẽ được thiên về điều hành, quản lý nhiều hơn là du lịch lữ hành.

Trong khi đó, sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị Du lịch lữ hành, sinh viên có thể làm việc trong các lĩnh vực như quản lý du lịch, tổ chức sự kiện, lập kế hoạch du lịch, hướng dẫn du lịch hoặc làm việc trong các công ty du lịch và các cơ quan quản lý du lịch. Công việc của ngành này sẽ tập trung vào việc phát triển và quản lý các chương trình du lịch, tạo ra trải nghiệm du lịch tốt cho khách hàng và đảm bảo sự thành công của các tour du lịch. Một số vị trí mà bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị Du lịch lữ hành: 

  • Quản lý bộ phận kinh doanh du lịch lữ hành 
  • Quản lý điều phối tour
  • Quản lý trải nghiệm khách hàng 
  • Quản lý dịch vụ khách hàng 
  • Quản lý nhân sự & đào tạo 
  • Quản lý bộ phận marketing 
  • Chuyên viên điều hành sự kiện 
  • Chuyên viên phụ trách bộ phận lưu trú 
  • Chuyên viên mặt đất hàng không

Nên học Quản trị khách sạn hay Quản trị du lịch lữ hành? 

Chắc hẳn, nhiều bạn sẽ phân vân, không biết nên chọn học ngành nào thì tốt hơn, Quản trị Khách sạn hay Quản lý Du lịch lữ hành? Việc trả lời cho câu hỏi này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

Sở thích và đam mê

Nếu bạn ưa thích sự ổn định và ít di chuyển thì theo học Quản trị Khách sạn sẽ phù hợp hơn. Trong ngành này, bạn có thể làm việc trong các khách sạn và tận hưởng môi trường làm việc ổn định, ít đi lại. 

Tuy nhiên, nếu bạn thích khám phá và đi du lịch nhiều nơi, học Quản trị Du lịch lữ hành sẽ cung cấp cho bạn cơ hội thú vị để du hí đó đây và khám phá thế giới.

Đại học FPT – ngôi trường đào tạo ngành Quản trị Khách sạn và Quản trị Du lịch lữ hành hàng đầu 

Tính chất công việc

Với ngành Quản trị Du lịch lữ hành, công việc yêu cầu sức khỏe tốt hơn do phải di chuyển và làm việc trong nhiều môi trường khác nhau. Ngành này cũng đòi hỏi kỹ năng ngoại ngữ và hiểu biết văn hóa vùng miền để tương tác và làm việc với khách hàng đa dạng.

Về ngoại hình và chiều cao, cả hai ngành đều quan tâm đến vẻ ngoài. Tuy nhiên, trong ngành Quản trị Du lịch lữ hành, hình ảnh và sự xuất hiện chuyên nghiệp có thể được coi là quan trọng hơn, đặc biệt khi làm việc trong các vai trò như hướng dẫn viên du lịch.

Vậy nên, quyết định học Quản trị khách sạn hay Quản trị du lịch phụ thuộc vào tính cách cá nhân, định hướng nghề nghiệp của mỗi bạn. Điều quan trọng là lựa chọn ngành học nào mà bạn cảm thấy hứng thú và phù hợp với mục tiêu của mình.

Hiện nay, Đại học FPT là một trong những trường hàng đầu đào tạo ngành Quản trị Khách sạn và Quản trị Du lịch lữ hành. Không chỉ với chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế mà còn bởi cơ hội việc làm rộng mở. Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin các ngành học tại đây hoặc truy cập vào Fanpage Đại học FPT để cập nhật tin tức mới nhất nhé! 

Hạnh Ly

TIN TỨC MỚI NHẤT

Tin liên quan

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ TRỞ THÀNH SINH VIÊN ĐẠI HỌC FPT?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN TUYỂN SINH

FPT UNIVERSITY

TRẢI NGHIỆM