Cùng tìm hiểu xem ngành Quản trị kinh doanh cần học những môn gì, để giúp các bạn học sinh đang lựa chọn ngành học định hình được mình sẽ học những gì khi theo học ngành này. Và bí quyết để học tốt ngành quản trị kinh doanh.
Xem thêm: Quản trị kinh doanh – Top ngành thí sinh đăng ký nhiều nhất
Tìm hiểu những môn học của ngành là một trong những yếu tố quan trọng giúp học sinh THPT có thể định hình được ngành học phù hợp trong 4 năm đại học sắp tới. Nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh về ngành, câu hỏi “Quản trị kinh doanh học những môn gì?” liên tục được đặt ra. Chính vì thế, để đảm bảo sự lựa chọn của bạn là đúng đắn và sáng suốt, trường Đại học FPT HCM đã liệt kê những môn học của ngành Quản trị kinh doanh như sau.
Ngành Quản trị kinh doanh học những môn gì?
Các môn nền tảng ngành quản trị kinh doanh
Ngoại ngữ – Môn học không thể thiếu trong thời kỳ hội nhập:
Trong thời đại mọi thứ được toàn cầu hóa như hiện nay, yêu cầu về ngoại ngữ đến từ các doanh nghiệp, tổ chức không còn xa lạ và mới mẻ, và để đáp ứng điều kiện tuyển dụng, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tại Đại học FPT được trang bị chu đáo, chuyên nghiệp.
Sinh viên sẽ được học 3 cấp độ tiếng Anh cơ bản, 3 cấp độ tiếng Anh nâng cao và 4 cấp độ tiếng Anh thương mại.
Bên cạnh đó, trường Đại học FPT cũng trang bị cho sinh viên ngoại ngữ thứ 2: Tiếng Hoa hoặc tiếng Nhật.
Ngành quản trị kinh doanh không thể thiếu Tin học
Việc sử dụng thành thạo máy tính, các ứng dụng hỗ trợ cơ bản, và các công cụ công nghệ thông tin là một trong những yêu cầu căn bản của các nhà tuyển dụng. Tin học đại cương là môn học sẽ giúp sinh viên theo học ngành Quản trị kinh doanh thỏa mãn yếu điểm trên.
Các môn học cơ bản ngành quản trị kinh doanh
Kiến thức cơ sở khối ngành bao gồm những môn học nền tảng bắt buộc đối với sinh viên học Kinh tế (Quản trị kinh doanh thuộc khối ngành Kinh tế), bao gồm: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Quản trị học và Giao tiếp kinh doanh.
Kiến thức cơ sở ngành mà sinh viên Quản trị kinh doanh cần học là Nhập môn Quản trị kinh doanh, Môi trường kinh doanh quốc tế, Tiếp thị căn bản và Quan hệ kinh tế quốc tế.
Kiến thức ngành bao gồm Thống kê trong kinh doanh, Nguyên lý kế toán, Quản trị dự án, Quản trị sự kiện, Thương mại điện tử, Quản trị chất lượng và Quản trị tiếp thị, được học sau khi sinh viên hoàn thành hai chương trình cơ sở trên.
Các môn học chuyên sâu và bổ trợ ngành quản trị kinh doanh
Kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh mà sinh viên được học bao gồm các môn Quản trị dự án, Quản trị tài chính, Quản trị nguồn nhân lực, Đạo đức kinh doanh, Giao tiếp kinh doanh.…
Các môn học bổ trợ tuy không trực tiếp thuộc ngành Quản trị kinh doanh nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao “giá” của bản thân khi được cung cấp những kỹ năng, kiến thức phụ giúp bạn làm việc thuận lợi hơn.
Người học ngành Quản trị kinh doanh sẽ học các môn bổ trợ có liên quan sau đây:
- Ngoại ngữ
- Luật kinh tế
- Thị trường chứng khoán
- Thanh toán quốc tế
- Kế toán chính trị
Các kỹ năng mềm cần có khi học ngành quản trị kinh doanh
Để đem về nhiều “điểm cộng” hơn trong mắt các nhà tuyển dụng, sinh viên nói chung và sinh viên ngành Quản trị kinh doanh nói chung, không chỉ cần nắm vững kiến thức chuyên môn mà còn phải thành thạo các kỹ năng mềm.
Mỗi trường đại học sẽ lựa chọn các kỹ năng mềm cần thiết sau đây để hỗ trợ rèn luyện sinh viên:
- Kỹ năng làm việc hiệu quả
- Kỹ năng xây dựng kế hoạch và thực thi hiệu quả
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
- Kỹ năng tư duy sáng tạo
- Kỹ năng quyết định giải quyết vấn đề
- Kỹ năng phân tích và logic hóa vấn đề
Bí quyết học tốt những môn trong ngành Quản trị kinh doanh
Sau đây là bí quyết học tốt trong môi trường đại học mà sinh viên cần nắm được.
Xác định rõ mục tiêu là điều kiện tiên quyết để gặt hái được thành quả tốt trong quá trình học tập. Hãy đảm bảo rằng các bạn đang đi đúng hướng, theo đuổi đam mê, bám sát mục tiêu ban đầu. Hãy đề ra những mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu dài hạn giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về mong muốn, cũng như tương lai của bản thân, và mục tiêu ngắn hạn chính là các bước cần có để bạn có thể đạt được mục tiêu lớn (mục tiêu dài hạn), hiện thực hóa mong ước của mình.
Chọn những môn phù hợp với khả năng tiếp thu của bản thân cũng là một yếu điểm. Khả năng rớt môn, nợ môn là rất cao nếu bạn học những môn học không tương xứng với khả năng của mình. Nếu bạn là một người thiên về kỹ thuật thì nên chọn những môn như Hệ thống thông tin, Tài chính,… Còn nếu bạn là một người không “hợp cạ” với tính toán thì nên chọn những môn như liên quan đến luật, nhân sự, tiếp thị.
Thanh Trúc