Xu hướng phát triển ngành Tài chính trong 5 năm đến

Theo dự báo đến từ Navigos Group, xu hướng phát triển ngành Tài chính sẽ tiếp tục thúc đẩy lượng nhân sự tăng cao và mở ra nhiều cơ hội việc làm trong 5 năm tới. Vì thế, thông qua bài viết này, Đại học FPT sẽ mang đến bức tranh toàn cảnh sôi động của ngành và giúp cho các bạn sinh viên tìm ra định hướng phù hợp cho bản thân mình. Hãy cùng khám phá nhé! 

Xu hướng phát triển ngành Tài chính trong 5 năm đến: Liệu có còn là lĩnh vực HOT?

Trong 5 đến 10 năm nữa, các chuyên gia hàng đầu dự đoán rằng lĩnh vực Tài chính sẽ trở nên “nóng hổi” hơn bao giờ hết. Quan sát tình hình hiện nay, chúng ta có thể thấy rằng từ khoá về ngành đào tạo này vẫn chễm chệ ở thứ hạng cao và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số việc làm cần tuyển hàng năm. 

Dựa trên những phân tích về tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam, Đại học FPT có thể nhận định một số xu hướng phát triển ngành Tài chính trong tương lai như sau:

Dự đoán trong 5 năm tới ngành Tài chính vẫn rất “nóng hổi”

Dự đoán trong 5 năm tới ngành Tài chính vẫn rất “nóng hổi”

Tự động hóa và số hóa

Sự phát triển của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo (AI) đang tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành Tài chính. Các hoạt động tài chính truyền thống như giao dịch, thanh toán, quản lý tài sản… đang dần được tự động hóa và số hóa. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho các ứng viên có trình độ kỹ thuật cao.

Tăng cường hợp tác quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, các tổ chức tài chính Việt Nam cần tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các sinh viên Tài chính có khả năng ngoại ngữ và hiểu biết về xu hướng phát triển ngành Tài chính quốc tế.

Hợp tác quốc tế tạo tiền đề thúc đẩy ngành Tài chính trong nước phát triển

Hợp tác quốc tế tạo tiền đề thúc đẩy ngành Tài chính trong nước phát triển

Tăng trưởng của FinTech

FinTech – một sự kết hợp mới lạ giữa Finance (tiền tệ, tài chính) và Technology (công nghệ), hiểu chung là công nghệ tài chính. Cụm từ này được dùng để nói về việc vận dụng sự sáng tạo công nghệ vào trong các hoạt động, dịch vụ của lĩnh vực tài chính. FinTech không xuất phát từ những hệ thống tiền tệ hiện có, mà nó chính là sự cải tiến và ảnh hưởng tích cực của IT lên những hệ thống đó. 

FinTech đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Sự phát triển của FinTech sẽ tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng như:

  • Các ứng dụng vay tiền không cần gặp mặt bao gồm: Doctor Đồng, Cash 24,  One Click Money, Money Cat, Senmo…
  • Ứng dụng ngân hàng trên điện thoại (hay còn gọi là Mobile banking)
  • Một số ứng dụng giao dịch chứng khoán tiêu biểu như: Olymptrade, Mitrade…

Xu hướng phát triển ngành Tài chính mở ra cơ hội nghề nghiệp và thu nhập ra sao?

Đà Nẵng từ lâu đã được nhớ đến là một thành phố năng động, phát triển kinh tế mạnh mẽ, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Nhờ đó, đây cũng là thị trường việc làm đầy tiềm năng cho sinh viên đam mê Tài chính.

Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Đà Nẵng, trong giai đoạn 2023 – 2025, nhu cầu nhân lực ngành Tài chính – Ngân hàng của Đà Nẵng dự kiến tăng 8% – 10%/năm. Các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lớn bao gồm:

 

Xu hướng phát triển ngành Tài chính mở ra nhiều cơ hội việc làm lý tưởng

Xu hướng phát triển ngành Tài chính mở ra nhiều cơ hội việc làm lý tưởng

  • Ngân hàng: Nhân viên tín dụng, nhân viên thanh toán, nhân viên kế toán, nhân viên tư vấn đầu tư…
  • Bảo hiểm: Nhân viên tư vấn bảo hiểm, nhân viên thẩm định bảo hiểm, nhân viên bồi thường bảo hiểm…
  • Chứng khoán: Chuyên viên phân tích chứng khoán, chuyên viên môi giới chứng khoán, chuyên viên nghiên cứu thị trường chứng khoán…
  • Quản lý tài sản: Chuyên viên quản lý danh mục đầu tư, chuyên viên quản lý quỹ, chuyên viên quản lý rủi ro…
  • Ngoài ra một số bạn có xu hướng lựa chọn con đường hoạt động tại các viện nghiên cứu, các cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành hoặc giảng dạy môn học tài chính ở môi trường đại học và cao đẳng…

Dựa theo thống kê của các công ty tuyển dụng, mức lương khởi điểm của sinh viên ngành Tài chính tại Đà Nẵng hiện dao động từ 8 – 15 triệu đồng/tháng. Với những sinh viên có kinh nghiệm và trình độ cao, mức lương có thể lên đến 25 – 30 triệu đồng/tháng hoặc hơn. 

Chất lượng đào tạo ngành Tài chính tại Đại học FPT

Đại học FPT là một trong những ngôi trường hàng đầu Việt Nam về đào tạo ngành Tài chính. Không chỉ sở hữu đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, và chuyên môn cao, cơ sở vật chất hiện đại cũng chính là điểm cộng giúp đáp ứng nhu cầu học tập – nghiên cứu của sinh viên.

Thêm vào đó, chương trình đào tạo ngành Tài chính của Đại học FPT được thiết kế với các môn học chuyên sâu về tài chính, kinh tế, quản lý và công nghệ thông tin. Trường còn mang đến các khóa học về tài chính số, trí tuệ nhân tạo và blockchain để bắt nhịp xu hướng thị trường. 

Ngành Tài chính tại Đại học FPT - lĩnh vực không sợ lỗi thời

Ngành Tài chính tại Đại học FPT – lĩnh vực không sợ lỗi thời

Vào giai đoạn cuối năm 3, trường Đại học FPT đã mở ra chương trình thực tập (On the Job Training) nhằm hỗ trợ sinh viên tích lũy kinh nghiệm thực tế tại môi trường doanh nghiệp và trực tiếp học hỏi từ chuyên gia trong ngành.

Vậy là bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về xu hướng phát triển ngành Tài chính, cơ hội nghề nghiệp, thu nhập cũng như chất lượng đào tạo tại giảng đường Đại học FPT. Hy vọng rằng các bạn trẻ 2k6 sẽ hiểu rõ hơn về ngành học này và đưa ra những lựa chọn phù hợp cho tương lai.

Nguyễn Ngọc Hạnh Ly

TIN TỨC MỚI NHẤT

Tin liên quan

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ TRỞ THÀNH SINH VIÊN ĐẠI HỌC FPT?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN TUYỂN SINH

FPT UNIVERSITY

TRẢI NGHIỆM