Vì sao sinh viên FPT nằm trong “tầm ngắm” của các doanh nghiệp?

Không mất thời gian đào tạo lại, chủ động trong khi làm việc, vốn ngoại ngữ tốt… đó là những lợi thế khiến sinh viên ĐH FPT nằm trong “tầm ngắm” của nhiều doanh nghiệp lớn.

Sang Brunei tham gia học kỳ nước ngoài, nhóm sinh viên ngành kỹ thuật phần mềm, ĐH FPT gồm Lê Ngô Thúy Hằng, Nguyễn Phước Vĩnh Lộc, Bùi Công Nam, Nguyễn Hải Yến nhận được sự hướng dẫn của ông Rahman Yoonus – nhà đồng sáng lập một công ty công nghệ lớn ở Brunei để hoàn thiện đề tài tốt nghiệp.

Đề tài của nhóm là một dự án của công ty nhận từ Chính phủ Brunei, với mục tiêu thu thập thông tin của các startup và nhà đầu tư, nhằm đưa ra những chính sách kinh tế và chương trình khuyến khích phù hợp.

Thông qua dự án này, các startup sẽ có cơ hội tìm kiếm nguồn đầu tư từ các nhà đầu tư và Chính phủ. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng tìm được công ty khởi nghiệp đáng tin cậy. “Mọi thông tin của startup đăng lên được chính phủ phê duyệt. Điều này giúp Chính phủ thu thập dữ liệu và xem được thống kê về startup và nhà đầu tư tại Brunei”, nhóm trưởng Thúy Hằng cho biết thêm.

Nhóm sinh viên Lê Ngô Thúy Hằng, Nguyễn Phước Vĩnh Lộc, Bùi Công Nam, Nguyễn Hải Yến trong lễ bảo vệ đề tài tốt nghiệp tại Brunei.

Kết quả, đề tài của nhóm đã đáp ứng tốt các yêu cầu từ phía công ty, đồng thời cả 4 thành viên đều được công ty mời ở lại làm việc tại Brunei sau khi tốt nghiệp. Đây là cơ hội quý giá giúp nhóm bạn trẻ đi được nhiều nơi trên thế giới, vì khách hàng của công ty đến từ nhiều quốc gia, trong đó phổ biến là Singapore.

Cũng sớm được doanh nghiệp “trải thảm đỏ” mời chào, Bùi Anh Quang (sinh viên ngành quản trị Kinh doanh, ĐH FPT) đã trở thành nhân viên chính thức của Heneiken với vị trí quản lý dự án phát triển thương hiệu từ lúc học năm ba. Bên cạnh đó, Quang còn đảm nhận công việc giảng dạy tại Tomorrow Maketers Academy.

Bùi Anh Quang, sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh, ĐH FPT.

“Ngay từ khi vào trường mình đã thấy trường có rất nhiều hoạt động hay. Mình muốn tìm hiểu và trải nghiệm những thứ cơ bản về marketing để chắc chắn xem mình có hợp với nó không, và mình cần những gì để theo đuổi nó”, Quang cho biết. Đến nay, cậu sinh viên xuất sắc đang du học ngành marketing ở trời Âu với mong muốn “đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát triển chiến lược marketing để đưa sản phẩm của họ ra thế giới”.

Điểm chung của những 9X năng động và tài giỏi này là hành trang kỹ năng được trang bị đầy đủ từ những năm đại học: kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc, mục tiêu phấn đấu và vốn ngoại ngữ tốt.

Trong triết lý đào tạo của mình, ĐH FPT luôn đảm bảo gắn liền đào tạo với thực tiễn cuộc sống và nhu cầu nhân lực của đất nước, góp phần đưa giáo dục Việt Nam tiến tới ngang tầm các nước trên thế giới.

Trên thực tế, sinh viên ĐH FPT được tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp từ sớm thông qua việc đào tạo dựa trên các dự án thực tế. Sau 5 học kỳ, sinh viên được thực tập sinh trong các công ty phù hợp trong 4-8 tháng. Tại đây, sinh viên được huấn luyện thực tế về nghề nghiệp tương lai, tham gia vào các dự án thật (real project) và có thể được trả lương. Đó là giai đoạn “on the job training” (OJT) đặc thù của ĐH FPT.

“Kỳ thực tập đã cho mình những kinh nghiệm và mối quan hệ quý giá để bắt đầu khởi nghiệp. Ý tưởng kinh doanh của mình là tập trung vào thị trường di động, vì đây là một thị trường đầy tiềm năng và không ngừng phát triển”, Nguyễn Sỹ Hùng, người sáng lập của một công ty lập trình có chi nhánh tại Mỹ, đồng thời là cựu sinh viên ĐH FPT chia sẻ.

Bên cạnh đó, sinh viên ĐH FPT còn được tạo điều kiện để thực tập và học hỏi tại nước ngoài với sự hỗ trợ tối đa từ nhà trường. Chi phí của những chuyến đi này (kéo dài 4-6 tháng) chỉ tương đương với một học kỳ trong nước.

Sinh viên ĐH FPT trong một kỳ học tại Singapore.

Lê Tuấn Anh, cựu sinh viên ngành An toàn thông tin – ĐH FPT, người từng trải nghiệm kỳ học tại trường Ngee Ann Polytechnic, Singapore cho biết: “Chuyến đi không chỉ giúp tôi được tham gia học tập, trau dồi kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm ở một môi trường mới, cải thiện kỹ năng nghe nói tiếng Anh của bản thân, mà còn hiểu thêm về một nền văn hóa khác trong khu vực ASEAN”.

Về đào tạo ngoại ngữ, nếu như các trường đại học khác thường chỉ có một kỳ thi chuẩn đầu ra sau 4-5 năm học đại học thì với ĐH FPT, đạt chuẩn ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc từ năm nhất. Với vốn tiếng Anh/tiếng Nhật thông thạo từ sớm, sinh viên càng có thêm nhiều cơ hội để tiếp cận doanh nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường.

Chính vì vậy, theo nghiên cứu và công bố của ĐH FPT, sau khi tốt nghiệp, trên 100% sinh viên ĐH FPT được nhà tuyển dụng chào đón, 10% trong số đó làm việc tại nước ngoài. Mức lương trung bình của các cựu sinh viên là khoảng 8,3 triệu đồng/tháng.

“Những chương trình của ĐH FPT sẽ là điểm nhấn trong hồ sơ việc làm của sinh viên mới ra trường, và là tiền đề để sinh viên hội nhập quốc tế, nhanh hơn, chủ động hơn”, Lương Công Thuận, cựu sinh viên FPT nhận định.

Theo Zing

TIN TỨC MỚI NHẤT

Tin liên quan

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ TRỞ THÀNH SINH VIÊN ĐẠI HỌC FPT?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN TUYỂN SINH

FPT UNIVERSITY

TRẢI NGHIỆM