Với sự phát triển như vũ bão của các công nghệ mới, ngành Quản trị Truyền thông Đa phương tiện là sự tích hợp kiến thức giữa hai lĩnh vực truyền thông và công nghệ thông tin. Vì hai nhóm lĩnh vực này đang tạo nên xu thế lớn nên Truyền thông Đa phương tiện đang là một trong những ngành được đánh giá cao. Cùng tìm hiểu tiềm năng rộng mở của chuyên ngành này trong bài viết dưới đây!
Ngành Quản trị Truyền thông đa Phương tiện là gì?
Ngành Quản trị Truyền thông đa phương tiện là một lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng và trở nên quan trọng trong thế giới hiện đại của chúng ta. Trong thời đại số hóa, lĩnh vực này không chỉ đơn thuần là một phương tiện để truyền tải thông tin mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp và tương tác giữa con người.
Ngoài ra, ngành nghề này đang dần trở thành trung tâm của mọi hoạt động, kinh tế xã hội. Truyền thông Đa phương tiện mở ra nhiều cơ hội việc làm, thu nhập và thăng tiến trong công việc cho người có đam mê về công nghệ thông tin, tư duy thiết kế, mỹ thuật và kinh doanh.
Thay vì những bài viết hay mẫu quảng cáo đăng trên báo giấy và truyền hình như ngày xưa thì khái niệm truyền thông ngày nay hiện đại và phong phú hơn với việc truyền tải thông tin số như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, tương tác… Do đó, có thể hiểu Truyền thông đa phương tiện là việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc sáng tạo ra các sản phẩm mỹ thuật có thể ứng dụng vào lĩnh vực truyền thông, giải trí, y học, giáo dục…và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống.
Định hướng công việc của ngành
Truyền thông Đa phương tiện là ngành học “mở”, một lĩnh vực ngày càng phát triển và ngày càng có chỗ đứng vững chắc trong thế giới hiện đại. Trong tương lai, ngành truyền thông đa phương tiện sẽ tiếp tục phát triển với nhiều xu hướng, công nghệ mới. Chính vì vậy, ngành nghề này cũng cung cấp nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng ứng dụng trong đời sống.
Sau khi tốt nghiệp, các tân cử nhân cần phải có sự linh hoạt và luôn cập nhật kiến thức liên tục để nắm bắt được các xu hướng mới. Khả năng sử dụng công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm độc đáo và hiệu quả cho khách hàng. Tùy chọn vào đam mê hoặc mong muốn, sinh viên học ngành này có thể làm trong các lĩnh vực khác nhau như:
- Giám đốc Sản xuất, Giám đốc Sáng tạo,Đạo diễn
- Phóng viên, Biên tập viên báo chí/ đài truyền hình
- Quản trị truyền thông trực tuyến
- Chuyên viên Marketing trực tuyến
- Chuyên viên/giám đốc tổ chức sự kiện
- Chuyên viên sản xuất Video
- Chuyên viên quản trị mạng xã hội (Admin)
- Chuyên viên đối ngoại và quan hệ công chúng (PR)
- Chuyên viên Marketing trực tuyến/ quảng cáo
- Chuyên viên Tổ chức sự kiện
Mức thu nhập của ngành Truyền thông Đa phương tiện là bao nhiêu?
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và Internet và cũng là lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo và đổi mới liên tục. Các doanh nghiệp luôn tìm kiếm các chuyên gia truyền thông đa phương tiện để giúp họ xây dựng chiến lược truyền thông và tiếp thị kỹ thuật số hiệu quả. Song song với các yêu cầu cao trong ngành thì mức lương dành cho người có chuyên môn trong lĩnh vực này cũng nhận được sự quan tâm rất lớn từ mọi người.
Đối với ngành Truyền thông Đa phương tiện là ngành có mức lương khá cao hiện nay, mức lương trung bình của ngành này từ 400 – 1200 USD/tháng. Cụ thể:
- Mức lương cho sinh viên mới ra trường vào khoảng 8 – 10 triệu đồng/tháng
- Mức lương cho những bạn có kinh nghiệm từ 1-2 năm vào khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng
Với những cá nhân giàu kinh nghiệm, thâm niên trong nghề từ 3 năm trở lên, có năng khiếu về thẩm mỹ, kỹ năng mức lương có thể từ 15 – 20 triệu/tháng, hay là 1200 USD hoặc thậm chí hơn đối với người có năng lực.
Lộ trình thăng tiến của chuyên ngành
Con đường phát triển nghề nghiệp trong ngành Truyền thông Đa phương tiện đối với mỗi người là khác nhau tùy thuộc với năng lực, mục tiêu phát triển của cá nhân trong tương lai. Dưới đây là một số vị trí cơ bản phổ biến mà nhiều chuyên gia trong ngành tuân theo khi họ thăng tiến trong sự nghiệp:
1 Vị trí sơ cấp: Khi mới bước vào ngành, các cá nhân có thể bắt đầu với tư cách thực tập sinh, trợ lý hoặc thành viên nhóm cấp dưới. Công việc có thể thực hiện các thao tác cơ bản của thiết kế đồ họa, chỉnh sửa video hoặc quản lý mạng xã hội dưới sự hướng dẫn của các thành viên có kinh nghiệm trong nhóm
2. Vị trí cấp trung hoặc cấp cao: Sau khi tích lũy kinh nghiệm và thể hiện kỹ năng của mình, các cá nhân có thể được thăng chức lên các vị trí cao hơn, và vai trò trong công việc sẽ liên quan đến các dự án phức tạp hơn như lãnh đạo nhóm, quản lý mối quan hệ khách hàng hoặc tạo các thiết kế cấp cao
3. Vị trí quản lý: Khi các cá nhân thăng tiến trong sự nghiệp, vị trí có thể chuyển lên cấp quản lý, chẳng hạn như Giám đốc Sáng tạo, Giám đốc Nghệ thuật hoặc Giám đốc Sản xuất. Với những vai trò này, các cá nhân sẽ chịu trách nhiệm lãnh đạo và chỉ đạo các nhóm, quản lý ngân sách và thời gian biểu, đồng thời giám sát tầm nhìn sáng tạo tổng thể của một dự án hoặc công ty
4. Vị trí điều hành: Ở cấp độ cao nhất của nấc thang sự nghiệp, các cá nhân có thể chuyển sang vị trí điều hành, như Giám đốc điều hành, Giám đốc sáng tạo hoặc Giám đốc tiếp thị. Trong những vai trò này, họ chịu trách nghiệm về định hướng và thành công của công ty, quản lý nhiều nhóm và ngân sách, đồng thời phát triển và thực hiện các chiến lược mới hơn trong công ty.
Chương trình đào tạo “khác biệt” khi lựa chọn học ngành Truyền thông Đa phương tiện tại Đại học FPT
- Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, sử dụng giáo trình toàn cầu, 100% bằng tiếng Anh, đặc biệt chương trình học luôn được cập nhật theo xu hướng hội nhập quốc tế với sự tham vấn của các chuyên gia hàng đầu trong ngành. Bên cạnh chương trình học tập bằng tiếng Anh, sinh viên sẽ được đào tạo thêm ngoại ngữ thứ 2 là tiếng Trung
- Sinh viên được học tập với cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ chức năng ngay tại Campus: studio chụp hình, quay phim, cơ hội tiếp cận công nghệ và phần mềm tiêu chuẩn ngành, bao gồm Adobe Creative Suite và các công cụ đa phương tiện khác để tạo nội dung đa phương tiện và làm quen với các xu hướng công nghệ mới nhất trong ngành
- Chương trình học giúp sinh viên đáp ứng mọi nhu cầu khắt khe của thị trường mang đến cho sinh viên cơ hội thực tập, làm việc tại các công ty lớn mà Đại học FPT đã thiết lập quan hệ hợp tác như Cát Tiên Sa, Điền Quân, Yan, Yeah1… giúp sinh viên mở ra cơ hội nghề nghiệp
Là ngành nghề sáng tạo, môi trường làm việc hấp dẫn, chiếm được sự quan tâm của thế hệ GenZ, ngành Truyền thông Đa phương tiện hứa hẹn là ngành nghề “bùng nổ” trong tương lai, sẽ mang đến những thay đổi tích cực, đổi mới trong lĩnh vực truyền thông , quảng cáo. Nhanh tay đăng ký học ngành Truyền thông Đa phương tiện tại Đại học FPT để chạm đến ước mơ của bạn một cách “trọn vẹn” hơn!
Thế Thương