Truyền thông Đa phương tiện ĐH FPT: Sáng tạo không biên giới

Chuyên ngành Truyền thông Đa phương tiện tại Đại học FPT là một trong những ngành học nổi bật và có nhiều trải nghiệm đa dạng trong hệ thống giáo dục của trường. Chương trình học tập trung vào việc phát triển kiến thức và kỹ năng cho sinh viên trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, sản xuất nội dung đa phương tiện và công nghệ thông tin.

Cùng lắng nghe những chia sẻ, cảm nhận thực tế của các sinh viên trường Đại học FPT khi theo học chuyên ngành Truyền thông Đa phương tiện – một trong những ngành học xu hướng của thời đại. 

Sinh viên chuyên ngành Truyền thông Đa phương tiện tại Đại học FPT

Sinh viên chuyên ngành Truyền thông Đa phương tiện tại Đại học FPT

Truyền thông đa phương tiện – ngành học “quyến rũ” của Gen Z

Thời đại 4.0 đang chứng kiến sự đan xen không ngừng giữa truyền thông và công nghệ, tạo nên một hệ sinh thái việc làm, trải nghiệm mới đầy màu sắc và phong phú. Sự liên kết sâu rộng này đã biến Truyền thông Đa phương tiện trở thành một ngành học “hot trend”, là điểm đến lý tưởng thu hút sự tò mò và tập trung của thế hệ Gen Z năng động. Sự giao thoa giữa sức mạnh của truyền thông và tiềm năng đổi mới của công nghệ đang thúc đẩy ngành này trở thành một ngành học sáng tạo và năng động, hứa hẹn cơ hội “bất tận” cho những trí óc sáng tạo và khát khao khám phá.

Để thành công trong việc học ngành Truyền thông Đa phương tiện, ngoài những tố chất cần có như sự sáng tạo, linh hoạt, và sự hiểu biết vững về công nghệ và truyền thông, việc lựa chọn một môi trường học tập thích hợp cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây không chỉ là việc chọn trường để tiếp thu kiến thức mà còn là cơ hội để “lăn xả” hết mình, khai phá bản thân và trở thành một người “đa-zi-năng”.

Môi trường học tập “Năng động – Sáng tạo” tại Đại học FPT

Các cóc nhà F chắc chắn sẽ bị “đốn tim” bởi hệ thống studio hiện đại và trang thiết bị luôn được cập nhật thường xuyên. Phòng Studio tại Đại học FPT không chỉ là một không gian với trang thiết bị chuyên nghiệp, mà còn là điểm hội tụ của những ý tưởng mới mẻ. Đây là nơi mà sinh viên không chỉ học hỏi mà còn có cơ hội thực hành từ việc sản xuất nội dung đa dạng, từ video, âm thanh đến hình ảnh và các dự án quảng cáo đầy ấn tượng. Điều này giúp sinh viên phát triển không chỉ kỹ năng chuyên môn mà còn là tư duy sáng tạo và khả năng làm việc nhóm.

 

Trải nghiệm phòng Studio cùng các bạn sinh viên Truyền thông

Trải nghiệm phòng Studio cùng các bạn sinh viên Truyền thông

 

Ngoài ra, không gian giảng đường hiện đại cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập. Cơ sở vật chất tân tiến được trang bị đầy đủ, từ máy chiếu, thiết bị âm thanh tạo điều kiện tối ưu cho sinh viên tiếp cận và nắm vững kiến thức. Môi trường học tập tiên tiến này giúp sinh viên hòa mình vào quá trình học tập và nghiên cứu, từ đó phát triển tối đa tiềm năng cá nhân và chuẩn bị cho sự nghiệp trong ngành Truyền thông Đa phương tiện.

Sinh viên nói gì về chương trình học ngành Truyền thông Đa phương tiện?

Ngành Truyền thông Đa phương tiện là một lĩnh vực rất thú vị và đa dạng, nơi mà sinh viên có thể học được rất nhiều điều từ các phương diện khác nhau của truyền thông. Đây là một ngành đòi hỏi kỹ năng sáng tạo, giao tiếp tốt và khả năng làm việc nhóm.

Các bạn sinh viên tự do sáng tạo để cho ra những bức hình đẹp nhất

Các bạn sinh viên tự do sáng tạo để cho ra những bức hình đẹp nhất

 

Khi được hỏi về giáo trình học, sinh viên Lê Khoa chia sẻ: “Chương trình học ngành Truyền thông Đa phương tiện bao gồm nhiều khía cạnh như thiết kế, nhiếp ảnh, âm thanh và các môn học về các dạng truyền thông hiện đại, tâm lý học truyền thông cũng như nhiều khía cạnh khác. Đối với mình, điều thú vị là qua việc học bản thân có cơ hội hiểu sâu hơn về việc truyền thông ra đời như thế nào và cách tạo ra các sản phẩm truyền thông xung quanh chúng ta”.

Sinh viên thực hành môn học nhiếp ảnh tại thành phố Hội An

Sinh viên thực hành môn học nhiếp ảnh tại thành phố Hội An

 

Bạn Bạch Hoàng, sinh viên chuyên ngành Truyền thông Đa phương tiện cũng tâm sự: “Chương trình học trong ngành Truyền thông Đa phương tiện thật sự đa dạng và phong phú, mang đến cho sinh viên chúng mình cơ hội tiếp cận với ba mảng kiến thức chính: quản trị, truyền thông và đa phương tiện. Với việc được tiếp xúc với các mảng kiến thức rộng lớn như vậy, chúng mình có cơ hội thử nghiệm và khám phá từng lĩnh vực, từ đó dễ dàng xác định được sở thích và điểm mạnh của bản thân. 

“Ngoài việc học kiến thức lý thuyết, sinh viên còn có cơ hội thực hành và áp dụng những gì đã học vào thực tế thông qua các dự án, bài tập và các hoạt động ngoại khóa. Điều này giúp chúng mình không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn phát triển kỹ năng thực tế, sẵn sàng cho thị trường lao động đang đòi hỏi sự linh hoạt và sự thành thạo về kiến thức cũng như kỹ năng”. 

Sinh viên ngành Truyền thông được tự mình hoàn thiện quá trình sản xuất các nội dung, ấn phẩm

Sinh viên ngành Truyền thông được tự mình hoàn thiện quá trình sản xuất các nội dung, ấn phẩm truyền thông

 

Đồng thời, bạn Dương Bảo cũng bộc bạch: “Môn học về thiết kế trong truyền thông thực sự ấn tượng với mình vì nó không chỉ cung cấp kiến thức cơ bản mà còn giúp mình thành thạo với các công cụ thiết kế chuyên nghiệp như Adobe Photoshop, Illustrator, Indesign và Figma. Khả năng tạo ra các sản phẩm ấn phẩm từ những ý tưởng của riêng mình là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Việc tham gia vào các dự án thiết kế đã giúp mình nắm vững cách lập kế hoạch, xử lý tình huống trong công việc và hơn hết, phát triển tinh thần đoàn kết và giao tiếp trong môi trường làm việc nhóm”.

Những trải nghiệm “độc nhất” dành cho sinh viên Truyền thông

Ngành Truyền thông mang đến cho sinh viên những trải nghiệm “độc nhất” không chỉ từ góc độ học thuật mà còn từ những hoạt động ngoại khóa và thực tế. Sinh viên Nam Trung hào hứng kể lại: “Được tham gia vào làm video trong suốt hai kỳ học thật sự là một trải nghiệm đáng nhớ. Trải qua hai kỳ học, chúng mình được giao bài tập cuối kỳ là tạo ra các nội dung video khác nhau.

“Bài tập là tạo một TVC (quảng cáo truyền hình) và đây chắc chắn là một trong những trải nghiệm ấn tượng nhất. Nhờ sự chỉ dẫn kỹ thuật cùng việc áp dụng những kinh nghiệm đã học, chúng mình đã tạo ra những sản phẩm video đáng chú ý và được đánh giá cao từ giáo viên. Mọi người trong lớp đều cảm thấy tự hào vì sự tiến bộ rõ rệt từ kỳ học trước đến kỳ học sau, và điều này thực sự là động lực lớn để chúng mình tiếp tục phát triển và hoàn thiện kỹ năng trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện”.

Không chỉ là những bài tập ở trên lớp, Đại học FPT luôn tạo cơ hội cho các bạn sinh viên những buổi Field Trip liên quan tới ngành học. Buổi Field Trip là một phần quan trọng của trải nghiệm học tập tại Đại học FPT, mang đến cho sinh viên cơ hội vượt ra khỏi không gian lớp học, tiếp xúc trực tiếp với thực tế ngành nghề mà họ đang theo đuổi.

Chuyến đi thực tế đến Báo Quảng Nam của lớp Truyền thông Đa phương tiện

Chuyến đi thực tế đến toà soạn Báo Quảng Nam của lớp Truyền thông Đa phương tiện

 

Dương Bảo chia sẻ về chuyến field trip “đặc biệt” của lớp Truyền thông: “Trường đã tổ chức một chuyến đi thực tế đến tòa soạn Báo Quảng Nam cho đoàn sinh viên cùng các sinh viên ngành Truyền thông Đa phương tiện để tham quan, giao lưu học hỏi về ngành báo chí hiện nay. Trong chuyến đi, mình cùng các bạn được trải nghiệm về các hoạt động báo chí đa phương tiện, cụ thể là tham quan phòng kỹ thuật và trường quay chính của tòa soạn. Bên cạnh đó, chúng mình còn được giao lưu với các nhà báo trong ban biên tập Báo Quảng Nam để biết thêm về quá trình hình thành cũng như kiến thức chuyên môn về báo chí”.

Chương trình Truyền thông Đa phương tiện tại Đại học FPT không chỉ giúp sinh viên học về lý thuyết mà còn hướng tới việc áp dụng kiến thức vào thực tế, từ đó giúp họ trở thành những chuyên gia truyền thông sáng tạo và đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động đầy cạnh tranh. Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không đăng ký vào ngành học “Hót Hòn Họt” này nào!

TIN TỨC MỚI NHẤT

Tin liên quan

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ TRỞ THÀNH SINH VIÊN ĐẠI HỌC FPT?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN TUYỂN SINH

FPT UNIVERSITY

TRẢI NGHIỆM

Đừng chần chừ, Đại Học FPT sẽ hỗ trợ bạn!