Top 3 lý do mà bạn không nên bỏ lỡ chuyên ngành Truyền thông Đa phương tiện

Sự lên ngôi của kỷ nguyên Internet khiến cho công nghệ – kỹ thuật đang ngày càng trở nên phổ biến giữa các công ty, mang lại tiềm năng rất lớn cho một loạt các ngành công nghiệp, trong đó không thể không kể đến ngành truyền thông. Trong xu hướng nghề nghiệp hiện tại, chuyên ngành Truyền thông cũng vươn lên như một điều tất yếu. Cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện đang dần dẫn đầu xu hướng lựa chọn của giới trẻ ngày nay. 

Tại sao ngành Truyền thông đa phương tiện “tạo sức nóng” đến vậy?

Truyền thông đa phương tiện đang có xu hướng trở thành một “siêu ngành”

Mọi nhân tố trong ngành truyền thông đều có thể tham gia vào bất cứ ngành nghề nào khác nhờ khả năng kết nối và tính ứng dụng cao. Cũng giống như Công nghệ thông tin, việc thiếu hụt nguồn nhân lực có chuyên môn giỏi trong ngành Truyền thông đa phương tiện là rất lớn, do đó sinh viên có rất nhiều sự lựa chọn trong hiện tại và tương lai. Chính nhờ vai trò rất lớn trong nền kinh tế, trong xã hội và đời sống cá nhân, ngày càng nhiều các bạn sinh viên lựa chọn chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện.

“Sức nóng” lớn đi đôi với mức thu nhập khủng

Cùng với nhu cầu tuyển dụng cao, mức lương cho sinh viên học chuyên ngành Truyền thông cũng khá lớn. Đặc thù của chuyên ngành liên quan đến truyền thông do đó các công việc dành cho sinh viên học chuyên ngành này rất đa dạng với mức lương trung bình dao động từ 400 – 1200 USD/tháng. Tuy nhiên, mức lương này chỉ là tương đối, nó còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và sự cố gắng của mỗi người.

Sinh viên Truyền thông tại Đại học FPT trong quá trình thực hành các môn học chuyên ngành

Tại Đại học FPT, sinh viên chuyên ngành Truyền thông được tiếp xúc sớm môi trường làm việc tại các doanh nghiệp trong kì học OJT (On-the-Job-Training) từ năm ba đại học. Điều này tạo điều kiện cho sinh viên tích lũy kinh nghiêm, nâng tầm tri thức cũng như là một cơ hội để sinh viên có thể kiếm thêm thu nhập ngay khi đang còn học đại học. 

Công việc linh hoạt “xuyên biên giới”, đa màu sáng tạo 

Đặc thù của một số ngành nghề thuộc chuyên ngành này là tính linh động trong thời gian cũng như vị trí làm việc. Sinh viên có thể làm việc ở bất cứ đâu thông qua nhiều hình thức khác nhau từ trong đến ngoài nước, từ online đến offline. Do đó rất nhiều sinh viên chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện lựa chọn trở thành Freelancer, một ngành nghề linh đông và vô vàn công việc khác nhau. 

Chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện tích hợp nhiều kiến thức giữa báo chí, truyền thông và công nghệ thông tin. Mục đích giúp sinh viên trở thành một người “đa nghề, đa kỹ năng” từ thiết kế, sáng tạo đến việc xây dựng nên các sản phẩm truyền thông số mang tính ứng dụng đa phương tiện trong lĩnh vực truyền thông, tiêu biểu như: Báo chí, PR- Quảng cáo, Sản xuất phim…

Đại học FPT – nơi hiện thực hóa ước mơ của GenZ

Sinh viên chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện cần những tố chất nào?

Năng động, sáng tạo, mới mẻ và có tính thẩm mỹ

Ngày nay, xã hội càng phát triển đi đôi với đó là thị hiếu khách hàng này càng cao, vậy nên đòi hỏi người làm truyền thông đa phương tiện phải luôn biết nắm bắt xu hướng, sáng tạo và đổi mới sản phẩm. Hay hơn hết, các sản phẩm đó phải để tại ấn tượng trong mắt người tiêu dùng và mang tính cá nhân của người sáng tạo. Ngoài ra, những công việc thuộc ngành này đòi hỏi sự giao tiếp và trao đổi rất cao, do đó sinh viên học chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện phải hoạt bát, năng động. 

Khả năng viết lách, tiếp cận công nghệ và am hiểu ngoại ngữ 

Bởi tính chất công việc liên quan đến sáng tạo nội dung mà sinh viên chuyên ngành Truyền thông phải rèn luyện cho mình kỹ năng viết lách. Là một trong số những ngành ứng dụng trực tiếp thành quả của công nghệ, chuyên ngành Truyền thông đòi hỏi sinh viên phải thường xuyên tiếp cận cộng nghệ để trau dồi những kỹ năng chuyên môn. Ngoài ra, ngoại ngữ là một điều tất yếu mà một sinh viên chuyên ngành Truyền thông cần phải có bởi việc trao đổi thông tin cần hiệu quả và nhanh chóng.

Studio “chất ngất” tại nhà F – Nơi sinh viên có thể thỏa sức sáng tạo

Kiến thức chuyên ngành Truyền Thông luôn được đánh giá là khá khó tiếp thu, vì vậy, sinh viên học chuyên ngành này phải có đam mê và sự chăm chỉ. Đại học FPT là sẽ là nơi tạo điều kiện cho các bạn trau dồi kiến thức chuyên ngành cũng như kỹ năng mềm cho bản thân. 

Hồng Loan

TIN TỨC MỚI NHẤT

Tin liên quan

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ TRỞ THÀNH SINH VIÊN ĐẠI HỌC FPT?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN TUYỂN SINH

FPT UNIVERSITY

TRẢI NGHIỆM