Kỹ thuật phần mềm và Trí tuệ nhân tạo – Nên chọn học ngành nào?

Khi nhắc về nhóm ngành Công nghệ thông tin thì Kỹ thuật phần mềm và Trí tuệ nhân tạo luôn là 2 chuyên ngành đứng đầu trong danh sách tìm kiếm. Với nhu cầu nhân lực cao như hiện nay, 2 ngành này đã trở thành một trong những mối quan tâm lớn nhất của các bạn trẻ đam mê “coding”. Vậy ngành Kỹ thuật phần mềm và ngành Trí tuệ nhân tạo khác nhau ở điểm nào? Cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa 2 ngành này và các tố chất cần có để các bạn trẻ có thể theo đuổi con đường công nghệ thông tin nhé!

Tổng quan ngành Kỹ thuật phần mềm

Ngành Kỹ thuật phần mềm là gì?

Ngành Kỹ thuật phần mềm là ngành đào tạo sinh viên xây dựng và phát triển các phần mềm, ứng dụng chuyên nghiệp trên máy tính, điện thoại bằng lập trình. Những phần mềm hoặc ứng dụng thông dụng chúng ta sử dụng hằng ngày có thể kể đến như Microsoft Word, Excel, Powerpoint, Facebook, Google Search, Zing MP3, Photoshop, After Effect, Lightroom…Cụ thể, các kỹ sư phần mềm sẽ viết ra những câu lệnh (coding) hướng dẫn máy tính tự động hoá các thao tác, quy trình phức tạp, thay thế những bước thủ công mà con người phải làm trong công việc, hoạt động, giải trí. 

Phần mềm xuất hiện ở khắp nơi trong đời sống hiện đại

Lấy phần mềm học tiếng Anh làm ví dụ, trước đây khi muốn tra nghĩa của một từ vựng người học sẽ phải lật từng trang từ điển một. Điều này rất mất thời gian mà chưa chắc kết quả đã chính xác. Song, các phần mềm học tiếng Anh ra đời với công cụ tìm kiếm từ vựng siêu nhanh chỉ mất vài giây. Nhiệm vụ của các kỹ sư phần mềm chính là tạo ra công cụ tìm kiếm đó và tối ưu nó để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người học thông qua phần mềm. 

Học ngành Kỹ thuật phần mềm là học những gì?

Theo đuổi ngành Kỹ thuật phần mềm, sinh viên sẽ được học các kiến thức nền tảng về lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung, và các kiến thức chuyên môn nói riêng bao gồm: các quy trình phát triển phần mềm, lập trình di động, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thiết kế giao diện người dùng, kiểm thử, bảo trì phần mềm cũng như quản lý các dự án phần mềm và ứng dụng công nghệ khác. Đây là ngành học yêu cầu sinh viên phải thực hành nhiều, vì vậy Đại học FPT phát triển chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm với lượng thời gian học lý thuyết chiếm chỉ tối đa một nửa thời gian của hầu hết các môn học. 

Tổng quan ngành Trí tuệ nhân tạo

Ngành Trí tuệ nhân tạo là gì?

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) là ngành học liên quan đến việc tạo ra máy tính hoặc hệ thống có khả năng học hỏi, hiểu, tư duy và thực hiện các nhiệm vụ tương tự như con người. Ngành học này bao gồm việc phân tích dữ liệu, nhận dạng hình ảnh và giọng nói, tự động hóa công việc và phát triển các thuật toán thông minh để giải quyết các vấn đề phức tạp. 

Trợ lý ảo Siri cũng được xem là một ứng dụng của AI

Đối với chuyên ngành này, người học sẽ dựa trên các nền tảng công nghệ thông tin có sẵn để nghiên cứu các hệ chuyên gia, tương tác người – máy và ứng dụng vào các lĩnh vực như xử lý văn bản, hình ảnh, âm thanh; phân tích dữ liệu lớn. Một số các ứng dụng lớn về AI hiện nay có thể kể đến là: Công nghệ xe tự lái; trợ lý ảo thông minh Siri của Apple, Alexa của Amazon và Google Assistant; ứng dụng AI vào nhận diện hình ảnh và giọng nói; ứng dụng AI để tùy chỉnh và đề xuất nội dung phù hợp cho người dùng trên Youtube, Tiktok, Netflix…

Học ngành Trí tuệ nhân tạo là học gì?

Học ngành Trí tuệ nhân tạo tại Đại học FPT, ban đầu sinh viên sẽ được làm quen với các ngôn ngữ lập trình và các kiến thức căn bản về công nghệ thông tin. Sau đó các bạn sẽ được tiếp cận các môn học mang tính học thuật cao hơn như: Trí tuệ nhân tạo và Khoa học dữ liệu với Python và SQL, Máy học, Thị giác máy tính, Dự án Trí tuệ nhân tạo và Khoa học dữ liệu, Phát triển ứng dụng TTNT với TensorFlow…Nền tảng toán học cũng vô cùng quan trọng trong ngành này, vì vậy sinh viên buộc phải học thêm các môn điều kiện tiên quyết như toán cao cấp, toán rời rạc, xác suất thống kê, toán cho máy học…

Ngôn ngữ lập trình là nền tảng quan trọng nhất của Trí tuệ nhân tạo

Ngành Kỹ thuật phần mềm hay Trí tuệ nhân tạo sẽ phù hợp với bạn?

Ngành Kỹ thuật phần mềm yêu cầu những tố chất gì?

Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm sẽ rất thích hợp cho những bạn muốn đi sâu vào lập trình thuần tuý. Những bạn có thiên hướng kỹ tính, chi tiết, đam mê nghiên cứu và phát triển các phần mềm, ứng dụng hữu ích cho đời sống thì nên chọn chuyên ngành này. Thiết kế phần mềm không chỉ gói gọn trong lập trình, các bạn hoàn toàn có thể lấn sân sang các lĩnh vực khác như thiết kế giao diện người dùng hoặc thiết kế game khi đã nắm vững kiến thức của ngành này.

Ngành Trí tuệ nhân tạo yêu cầu những tố chất gì?

Những bạn thích nghiên cứu, tìm tòi về AI có thể theo đuổi ngành Trí tuệ nhân tạo. Ngành này sẽ rất phù hợp với những bạn có bản tính tò mò và yêu thích sự sáng tạo. Cùng với đó, người học cũng phải tự trau dồi khả năng “hiểu sâu” dữ liệu để có thể dễ dàng xây dựng và nghiên cứu các công trình máy học. Vì vậy những bạn đam mê khám phá, sáng tạo, khai thác các kho dữ liệu khổng lồ của nhân loại sẽ là những nhân tố tiềm năng cho lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo trong tương lai.

Học Trí tuệ nhân tạo hay Kỹ thuật phần mềm đều cần phải kiên trì và có tinh thần tự học cao

Trên đây là một vài tố chất cơ bản 2k5 cần có để theo đuổi 2 chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm và Trí tuệ nhân tạo. Chung quy, để theo đuổi 2 con đường này, người học cần phải kiên trì, nỗ lực, không ngại khó, đồng thời phải rèn luyện cho mình khả năng tự học hỏi và liên tục cập nhật xu hướng công nghệ của thế giới.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Kỹ thuật phần mềm và Trí tuệ nhân tạo

Hiện nay, nhu cầu phát triển phần mềm nở rộ ở mọi nơi, đặc biệt là trong các phong trào khởi nghiệp ở các mảng công nghệ thông tin, thương mại điện tử…Chính vì vậy, thị trường đang rất cần những người có khả năng xây dựng và quản lý những phần mềm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm có thể lựa chọn cho mình những công việc như:

  • Lập trình viên phát triển ứng dụng;
  • Chuyên viên phân tích nghiệp vụ;
  • Kỹ sư đảm bảo chất lượng phần mềm;
  • Kỹ sư quy trình sản xuất phần mềm;
  • Quản trị viên dự án phần mềm.
Sự bùng nổ của Chat GPT đã khiến Trí tuệ nhân tạo trở thành ngành học hot nhất

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của Chat GPT cùng các Chat Bot thông minh khác đã tạo ra cơn sốt chưa từng có về AI trong thời gian gần đây. Dự đoán trong tương lai, ngành Trí tuệ nhân tạo sẽ rất khát nhân lực. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo có cơ hội việc làm đa dạng với một số vị trí điển hình như:

  • Kỹ sư phát triển ứng dụng TTNT;
  • Kỹ sư phát triển vận hành hệ thống tự động hóa/Robot ứng dụng TTNT;
  • Kiến trúc sư dữ liệu;
  • Giảng viên giảng dạy AI tại các trường đại học;
  • Chuyên gia nghiên cứu về AI trong các viện nghiên cứu;
  • Chuyên gia tư vấn giải pháp ứng dụng TTNT trong sản xuất kinh doanh;
  • Tiếp tục các chương trình học tập sau đại học;
  • Khởi nghiệp.
Dấn thân với chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm và Trí tuệ nhân tạo tại Đại học FPT

Bạn cũng có thể tham khảo việc chọn Trường Đại học FPT, một trong những trường hàng đầu đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm và Trí tuệ nhân tạo, không chỉ có chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế mà còn bởi cơ hội việc làm rộng mở.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn một vài thông tin bổ ích để phân biệt ngành Kỹ thuật phần mềm và ngành Trí tuệ nhân tạo. Hi vọng 2k5 đã có thể xác định được con đường phù hợp với những tố chất và sở thích cá nhân của mình.

TIN TỨC MỚI NHẤT

Tin liên quan

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ TRỞ THÀNH SINH VIÊN ĐẠI HỌC FPT?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN TUYỂN SINH

FPT UNIVERSITY

TRẢI NGHIỆM