Kì thi năng lực Quốc Gia là gì? Lựa chọn thi hay không phụ thuộc vào quyết định phương thức xét tuyển của bạn.

Hiện nay, phương thức xét tuyển đại học ngày càng đa dạng. Lựa chọn con đường vào đại học cũng rộng mở hơn cho các sĩ tử. Vậy bạn đã biết gì về kì thi đánh giá năng lực Quốc gia chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nó và đưa ra quyết định về phương thức xét tuyển đúng đắng cho bản thân nhé!

Xem thêm: Học Công nghệ thông tin – Có nên chọn Đại học FPT?

Kỳ thi năng lực Quốc gia là gì?

Kỳ thi đánh gia năng lực thu hút nhiều thí sinh.
Kỳ thi đánh gia năng lực thu hút nhiều thí sinh.

Với mục tiêu đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, góp phần tuyển chọn thí sinh đủ năng lực và phù hợp với chương trình đạo tạo, từ năm 2018, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức kì thi Đánh giá năng lực (ĐGNL). Kết quả được sử dụng như một trong những phương thức xét tuyển vào các trường đại học hệ thống ĐHQG-HCM.

Với sự thành công vào năm 2018, kì thi nhận được nhiều phản hồi tích cực. Tiếp nối theo đó là chuỗi các trường đại học đã sử dụng kết quả kì thi để tuyển sinh. Năm nay, dự kiến sẽ có nhiều trường sử dụng kết quả ĐGNL hơn nữa. Từ đây sẽ giúp thí sinh thêm cơ hội trúng tuyển vào các trường đại học yêu thích.

Cấu trúc bài thi

Bài thi ĐGNL gồm ba phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; Giải quyết vấn đề. Câu hỏi đa số có dạng trắc nghiệm gồm 150 câu (trong đó 132 câu trắc nghiệm 4 đáp án và 18 câu hỏi dạng điền đáp án). Thời gian làm bài cho thí sinh là 195 phút.

Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ (Ngữ văn) 50 câu

70% câu hỏi trong đề thi là các câu hỏi có dạng đọc hiểu văn bản. Thí sinh vận dụng những kiến thức về văn học, Tiếng Việt hay Tập làm văn đã được học. Các văn bản sử dụng trong câu hỏi ngắn nhưng có số lượng tương đối lớn đòi hỏi thí sinh tham gia cần tích cực rèn luyện các kĩ năng đọc và phân tích để tìm được đáp án một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Phần 2: Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu 50 câu

Câu 1 là câu có dạng đọc dữ liệu trên biểu đồ, dạng câu hỏi này chưa từng có trong đề thì tốt nghiệp THPT. Các câu 2, 10, 13, 41 là các câu vận dụng kiến thức đạo hàm, tích phân, mũ, min – max vào giải quyết bài toán liên môn và áp dụng thực tiễn. Các dạng bài này trong các đề tốt nghiệp THPT những năm trở lại đây ít xuất hiện. Tuy nhiên, các câu hỏi này thường có độ khó trung bình nên học sinh dễ dàng có thể giải quyết và ghi điểm.

Phần 3: Giải quyết vấn đề 50 câu

Phần này thí sinh áp dụng giải quyết vấn đề ba lĩnh vực khoa học tự nhiên (Hóa học, Vật lý, Sinh học) và hai lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lý, Lịch sử).

Các câu hỏi đơn lẻ đánh giá kiến thức giáo khoa cơ bản liên quan đến các môn học. Ngoài ra còn có các nhóm câu hỏi tình huống đánh giá khả năng đọc tư duy suy luận logic.

Có nên dự thi kì thi đánh giá năng lực quốc gia không?

Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều thí sinh năm 2022. Chúng ta cùng phân tích những khía cạnh sau.

Thêm cơ hội xét tuyển Đại học

Kỳ thi đánh giá năng lực diễn ra giúp đa dạng phương thức xét tuyển cho một số trường Đại học. Điều này giúp cho các sĩ tử năm 2022 tăng khả năng trúng tuyển đại học. Năm nay, thêm một số trường đã đưa kết quả kỳ thi đánh giá năng lực vào chương trình tuyển sinh. Tham khảo thêm nội dung tuyển sinh của trường mà mình mong muốn học để có quyết định đúng đắn.

Nâng cao kiến thức toàn diện

Đây là kì thi yêu cầu thí sinh sở hữu kiến thức toàn diện. Kỳ thi năng lực sẽ tập trung vào vận dụng kiến thức, không gò bó hay thuộc lòng. Kết quả sẽ công bằng nhất đối với từng thí sinh. Từ đây sẽ phản ứng chính xác năng lực của từng thí sinh. Các trường đại học cũng sẽ biết được thí sinh có đủ điều kiện để trúng tuyển không. Tham gia kì thi cũng là một cơ hội để thử sức và xem bản thân mình đến đâu.

Lệ phí dự thi

Hiện nay kì thi đang lấy mức phí dự thi rơi vào khoảng tầm 300.000 đồng/lượt/thí sinh. Mức phí này là hoàn toàn phù hợp với khâu tổ chức kì thi. Lệ phí phục vụ công tác chuẩn bị và tổ chức thi. Lệ phí đã nộp sẽ không hoàn lại với bất kì lý do gì. Thí sinh cân nhắc kỹ trước khi nộp lệ phí. Thí sinh thuộc gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo có thể liên hệ khảo thí để xác nhận hỗ trợ lệ phí.

Qua bài viết này hi vọng bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về kì thi năng lực quốc gia. Hãy có quyết định đúng đắn cho kì thi này và chọn phương thức xét tuyển phù hợp nhé!

TIN TỨC MỚI NHẤT

Tin liên quan

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ TRỞ THÀNH SINH VIÊN ĐẠI HỌC FPT?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN TUYỂN SINH

FPT UNIVERSITY

TRẢI NGHIỆM

Đừng chần chừ, Đại Học FPT sẽ hỗ trợ bạn!