Sự phát triển của khoa học công nghệ đã đem đến một thế giới “phẳng” khiến khoảng cách giữa các quốc gia ngày càng thu hẹp, ngành học Kinh doanh quốc tế đang trở thành sự lựa chọn hấp dẫn cho nhiều bạn trẻ.
Sự hiểu biết sai lệch về ngành nghề đã làm cho không ít các bạn trẻ phân vân, lúng lúng túng. Trước khi quyết định gắn bó, theo đuổi ngành nghề, bạn phải xác định rõ Kinh doanh quốc tế là gì? Mình có phù hợp với ngành Kinh doanh quốc tế không? Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai?…
Bài viết sau sẽ giúp bạn định hướng rõ hơn về ngành Kinh doanh quốc tế. Hãy đọc để có những “nước cờ” đúng cho bản thân mình nhé.
Hiểu đúng về ngành Kinh doanh quốc tế
Trước hết, chúng ta cần hiểu được ngành Kinh doanh quốc tế là những hoạt động kinh tế được diễn ra vừa cả trong nước, vừa cả trên thế giới. Đừng vì hai chữ “quốc tế” mà gán nó đồng nghĩa với quy mô hoạt động ở nước ngoài, giống như suy nghĩ của một số người nhé.
Kinh doanh quốc tế (International business) là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thoả mãn các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế.
Là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành kinh doanh, ngành học Kinh doanh quốc tế sẽ cung cấp người học kiến thức chung về quản trị kinh doanh và kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh doanh doanh quốc tế như đầu tư quốc tế, logistic và vận tải quốc tế, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế…
Bạn có phải là người phù hợp?
Kinh doanh quốc tế là một ngành học tổng hợp các kiến thức, mọi vấn đề đều được chạm tới, thường không đi quá chuyên sâu, nhưng lại cho sinh viên cái nhìn tổng quát, bao hàm. Đây là một lợi thế mà không phải ngành nào cũng sở hữu.
Để thành công với ngành Kinh doanh quốc tế, bạn cần có những tố chất sau:
- Đam mê lĩnh vực kinh doanh
- Khả năng ngoại ngữ vượt trội
- Tư duy logic, khả năng thu thập và xử lý thông tin
- Nhanh nhẹn, hoạt bát, giao tiếp tốt, có khả năng thuyết phục người khác
- Năng động, tự tin, quyết đoán
- Chịu áp lực tốt, thích môi trường cạnh tranh
Triển vọng nghề nghiệp của ngành Kinh doanh quốc tế
Toàn cầu hoá và hội nhập đang là xu hướng phát triển chủ yếu trong các quan hệ quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế trong nước và quốc tế. Việt Nam trở thành thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định thương Mại tự do (FTA) giữa EU và Việt Nam, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… Đây là những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Các hoạt động trao đổi, mua bán trong nước và quốc tế cũng từ đó được đẩy mạnh.
Cùng với nó là sự phát triển của ngành xuất nhập khẩu, logistic/ hậu cần, tiếp vận. Tại Việt Nam, các ngành nghề trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế còn khá mới mẻ nhưng lại có nhu cầu về nguồn nhân lực rất lớn. Sinh viên lựa chọn ngành Kinh doanh quốc tế này sẽ có cơ hội phát triển bản thân và vươn ra thị trường quốc tế.
Theo trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM, nhu cầu tuyển dụng của nước ta với nhóm ngành Kinh tế – Quản trị – Marketing – Xuất nhập khẩu – Logistics chiếm khoảng 40% tổng nhu cầu tuyển dụng. Cũng theo Trung tâm dự báo quốc gia và Thông tin thị trường lao động, trong 5 năm tới, tăng tưởng Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập sâu rộng, tạo cơ hội tốt cho các ngành nghề trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Nhu cầu nhân lực ngành Kinh doanh Quốc tế là 25.000 việc làm/ năm với mức thu nhập trung bình từ 10 – 15 triệu/ tháng.
Với cơ hội việc làm đa dạng và mức lương hấp dẫn như đã nêu trên thì ngành Kinh doanh quốc tế là một ngành rất đáng để các bạn theo học phải không nào?
Bạn sẽ trở thành ai?
Tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế bạn có thể làm việc tại các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công ty thương mại, công ty xuất nhập khẩu, văn phòng đại diện, bảo hiểm, ngân hàng ngoại thương, tập đoàn đa quốc gia, các công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế với các chức danh:
- Nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế
- Chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường quốc tế
- Chuyên viên Marketing quốc tế
- Chuyên viên quản trị chuỗi cung ứng
- Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế
- Chuyên viên xúc tiến thương mại
- Nhân viên xuất nhập khẩu
- Nhân viên kinh doanh cước tàu biển, hàng không
Tip chọn ngành Kinh doanh quốc tế
Nhân lực để làm việc của Việt Nam có rất nhiều, nhưng nhân lực có chuyên môn và trình độ cao hoặc bằng cấp quốc tế lại rất ít. Điều kiện cần là cơ hội việc làm nhờ nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp tăng cao. Vậy ngoài kiến thức vững chắc, sinh viên cần phải trau dồi, rèn luyện thêm trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng để làm hài lòng các nhà tuyển dụng.
Kinh doanh quốc tế là ngành có lĩnh vực học rộng, mang tính toàn cầu, nhưng đồng thời cũng đem lại cho bạn nhiều cơ hội nghề nghiệp để lựa chọn. Nếu bạn có đam mê và nhiệt huyết, đừng ngần ngại, hãy cứ thử dấn thân vào ngành học này để khám phá.
Top các trường đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế
Trong thời kỳ hội nhập ngày nay thì ngành Kinh doanh quốc tế được rất nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm. Bắt kịp được xu hướng nên ngày càng có nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành nghề này.
Những trường đại học Top đầu: Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Ngoại giao, Khoa Quốc tế – Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc tế TP.HCM, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đại học FPT.
Những trường đại học Top 2: Đại học Tôn Đức Thắng, Học viện Chính sách và Phát triển, Đại học Công nghiệp TP.HCM,…
Tại Đại học FPT Đà Nẵng, bạn sẽ được đảm bảo học hoàn toàn 100% bằng tiếng Anh và học phí không thay đổi trong suốt quá trình học, đặc biệt bạn còn được học tiếng Anh dự bị nếu bạn chưa đủ khả năng về ngoại ngữ. Bên cạnh đó, môi trường đào tạo tạị Đại học FPT là một môi trường năng động, sáng tạo và luôn đổi mới để bắt kịp với xu hướng hiện đại.
Đối với ngành Kinh doanh quốc tế tại Đại học FPT Đà Nẵng, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức nền tảng và chuyên môn liên quan đến ngành. Ngoài ra, sinh viên còn được đảm bảo trau dồi 2 ngôn ngữ khi ra trường và cũng có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp nhằm cọ xát với thực tế. Bên cạnh những kiến thức quan trọng, sinh viên đại học FPT còn được trang bị những kỹ năng mềm nhằm phục vụ cho sự nghiệp như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán…
Hy vọng sau bài viết này, các bạn trẻ cũng như quý phụ huynh sẽ có góc nhìn tổng quát hơn về ngành học Kinh doanh quốc tế. Nếu vẫn còn băn khoăn về ngành học tại Đại học FPT Đà Nẵng, hãy để lại thông tin tại website để được tư vấn nhé!
Thí sinh quan tâm đăng ký tư vấn TẠI ĐÂY.
Thảo Lê