Trong bối cảnh việc học tập, thi cử có thể bị xáo trộn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thí sinh có năng lực học tốt cũng không tránh khỏi lo lắng, hoang mang. Giải pháp dùng điểm học bạ với thủ tục đơn giản, cho phép sĩ tử tận dụng kết quả học tập THPT để trúng tuyển sớm theo đó đang trở thành lựa chọn hàng đầu.
Tuy nhiên, muốn “ăn chắc” bằng phương thức này, teen cần phải có chiến lược đầu tư bài bản.
Xem thêm: Điểm xét học bạ giảm áp lực mùa tuyển sinh 2022
Hiểu đúng về dùng điểm học bạ trước khi nộp hồ sơ
Dùng điểm học bạ là phương thức tuyển sinh đại học dựa trên kết quả học tập THPT hoặc điểm trung bình lớp 12 theo tổ hợp môn mà teen dùng để dự tuyển. Dùng điểm học bạ hiện không còn là phương thức xa lạ với nhiều trường ĐH trên cả nước, được ưa chuộng bởi có nhiều ưu điểm như: Giảm áp lực thi cử, thủ tục đơn giản, nhanh chóng, tăng cơ hội trúng tuyển Đại học cũng như cơ hội nhận các suất học bổng đầu vào giá trị cho thí sinh.
Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dùng điểm học bạ và điểm thi kỳ thi tốt nghiệp THPT được thực hiện độc lập và không ảnh hưởng hay ràng buộc lẫn nhau. Như vậy, thí sinh hoàn toàn có thể không đỗ trường A bằng điểm học bạ nhưng lại đỗ bằng kết quả thi THPT quốc gia và ngược lại.
Thiết kế lộ trình cho một học bạ đẹp
Điểm học bạ là trung bình cộng của rất nhiều bài kiểm tra, điểm thi học kỳ… nên có thể phản ánh chính xác quá trình học tập và năng lực của từng thí sinh. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc để có một học bạ đẹp long lanh, giàu sức cạnh tranh ở ngưỡng cửa vào đại học là không hề đơn giản. Bạn phải xây dựng kế hoạch học tập ngay từ những năm đầu THPT và duy trì xuyên suốt để có được kết quả tốt. Đừng quên nỗ lực nhiều hơn ở các kỳ thi, khảo sát, bài kiểm tra, ưu tiên tích lũy điểm tốt ở tổ hợp môn thí sinh cần, nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu đối với các môn còn lại.
Tùy từng trường Đại học lại có cách thức riêng với điểm học bạ. Thí sinh cần tìm hiểu kỹ những thông tin này trước khi nộp hồ sơ. Tuy nhiên, kể cả khi “ăn chắc” đỗ bằng điểm học bạ thì thí sinh vẫn phải đảm bảo điều kiện đỗ tốt nghiệp cấp 3. Do đó teen không được chủ quan, lơ là, xem thường kỳ thi tốt nghiệp THPT sau khi nộp hồ sơ bằng điểm học bạ.
Chớp “thời điểm vàng” để nộp hồ sơ bằng điểm học bạ
Với phương thức điểm học bạ, thí sinh nộp hồ sơ càng sớm càng tốt, ngay trong đợt 1 sẽ càng có cơ hội vào trường cao hơn. Bởi có nhiều khả năng, điểm trúng tuyển của đợt tuyển sinh bổ sung sẽ tăng lên, chỉ tiêu còn lại không nhiều nên tiêu chí chọn lựa cũng sẽ khắt khe hơn so với đợt trước. Việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký bằng điểm học bạ sớm cũng giúp thí sinh dễ dàng chỉnh sửa, bổ sung thông tin (trong trường hợp có sai sót). Hoàn tất thủ tục nộp hồ sơ bằng điểm học bạ sớm, thí sinh còn có thêm thời gian để săn các suất học bổng đầu vào giá trị.
Tại Đại học FPT, ngay từ bây giờ sĩ tử 2K4 đã có thể chớp cơ hội để nộp hồ sơ đăng ký vào trường bằng điểm học bạ. Thí sinh chỉ cần truy cập trang Schoolrank và nhập điểm tổng kết 9 môn cơ bản trong chương trình học tập của lớp 11 và học kỳ I lớp 12. Nếu kết quả trả về cho thấy thí sinh thuộc Top40 bảng xếp hạng toàn quốc về học bạ THPT thì chính thức đạt điều kiện trúng tuyển để nộp hồ sơ đăng ký vào tất cả các ngành của Đại học FPT, gồm ngành Quản trị kinh doanh (Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Quản trị truyền thông đa phương tiện; Tài chính); ngành CNTT (Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số), và các ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc.
Việc tra cứu thứ hạng học bạ trên Schoolrank cũng giúp thí sinh có cái nhìn tổng quát về mặt bằng điểm học bạ của tất cả thí sinh trên cả nước, thêm một căn cứ để phần nào dự đoán được khả năng trúng tuyển khi nộp hồ sơ bằng hình thức học bạ vào các ngành, các trường. Một mũi tên trúng 3, 4 đích, bảo sao hội 2K4 không mê tít phương thức dùng điểm học bạ và rủ nhau tra cứu thứ hạng học bạ trên Schoolrank để có cơ hội chọn trường chọn ngành yêu thích sớm.