Constructivism không hề khó, GV ĐH FPT có nhiều cách để “cân đẹp” phương pháp này

Làm quen với việc dạy và học Constructivism trong bối cảnh học online phòng chống Covid-19 khiến giảng viên và sinh viên ĐH FPT có những bỡ ngỡ ban đầu. Tuy nhiên, khá nhanh chóng, các thầy cô giáo nhà F đã có nhiều cách hỗ trợ sinh viên làm quen và thêm “gia vị” hào hứng vào mỗi giờ học.

Làm quen với EduNext

“Trước đây, các môn chính trị sử dụng một số phương pháp dạy học trong đó chủ yếu là thuyết giảng và thuyết trình.” Cô Kiều Thị Thu Chung (Chủ nhiệm bộ môn Soft Skill, ĐH FPT TP Hồ Chí Minh) cho biết. “Với phương pháp thuyết giảng, sinh viên dễ bị trôi kiến thức. Với thuyết trình, sinh viên thường chỉ quan tâm đến nội dung câu hỏi và phần trình bày của cá nhân hoặc nhóm mình, ít quan tâm đến các nội dung của bạn khác, nhóm khác.” Vậy nên, khi được giới thiệu, tìm hiểu và áp dụng Constructivism vào giảng dạy, cô Chung cảm thấy rất hào hứng.

Cô Chung hỗ trợ sinh viên vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu để làm quen với phương pháp học kiến tạo. “Phần quan trọng nhất là chuẩn bị bộ câu hỏi kiến tạo, chia sẻ để sinh viên hiểu rõ phương pháp và giá trị của Constructivism, làm quen với EduNext. Sau vài slot đầu tiên, sinh viên đã tích cực tham gia vào giờ học hơn nhiều.” cô Chung chia sẻ.

Học kiến tạo mở ra nhiều góc nhìn thú vị và mới mẻ cho cô Chung cùng các sinh viên ĐH FPT TP Hồ Chí Minh. “Có nhiều sinh viên khiến mình bất ngờ bởi cách suy nghĩ, đặt câu hỏi của các bạn. Tư duy phản biện của các bạn cũng rất tốt. Học online nhưng slot kiến tạo nào cũng sôi nổi. Việc sử dụng EduNext cũng rất thú vị.” cô Chung cho biết.

Theo cô Chung, vẫn còn một số khó khăn cần vượt qua trong việc dạy và học Constructivism là xây dựng bộ câu hỏi thật sự kiến tạo, duy trì được sự hào hứng, tích cực của sinh viên, đánh giá kết quả học tập của các bạn một cách toàn diện, chính xác.

Quản lý thời gian và tăng độ tập trung

Cô Ngô Hà Trang (GV bộ môn Quản trị Doanh nghiệp, ĐH FPT Đà Nẵng) đang áp dụng Constructivism vào việc giảng dạy bộ môn Kinh tế vĩ mô ở kỳ Summer 2021. Đây là môn học cần có những lý thuyết cơ bản để áp dụng giải thích các vấn đề trong tổng thể nền kinh tế (GDP, CPI, Tỷ lệ thất nghiệp…) nên dạy theo phương pháp kiến tạo giúp sinh viên ĐH FPT Đà Nẵng có cái nhìn chi tiết hơn về nội dung bài học. “Thay vì nghe thầy cô giảng theo cách truyền thống, các bạn được thảo luận, tương tác theo nhóm về các vấn đề trọng tâm của bài học.” cô Trang cho biết.

Cô Ngô Hà Trang đặt ra mục tiêu giúp sinh viên quản lý thời gian và tăng độ tập trung khi học kiến tạo.

Học kiến tạo, sinh viên được thảo luận để đưa ra câu trả lời cho mỗi câu hỏi trong một khoảng thời gian nhất định. “Sinh viên lớp mình thường bảo nhau rằng, học theo phương pháp Constructivism giúp các bạn biết cách quản lý thời gian và tập trung thảo luận nhóm hơn xưa.” cô Trang chia sẻ.

Vừa đảm bảo đủ nội dung kiến thức vừa đảm bảo thời gian để sinh viên tương tác tối đa với nhau là một “bài toán” đối với cô Trang. Cô chia sẻ, bản thân cũng cần có cách quản lý thời gian hiệu quả hơn trong quá trình giảng dạy theo phương pháp Constructivism.

Lấy SV làm trọng tâm

Học kỳ Summer 2021, cô Nguyễn Thị Thới là một trong những giảng viên bộ môn Quản trị Du lịch Khách sạn, ĐH FPT TP Hồ Chí Minh giảng dạy theo Constructivism.

Dù đang dạy và học online do ảnh hưởng của Covid-19, lại theo một phương pháp mới, nhưng cả cô Thới và sinh viên đều hào hứng với mỗi giờ học. “Các bạn sinh viên được khuyến khích thảo luận, đưa ra quan điểm cá nhân. Ý kiến nào của các bạn đều có lý lẽ riêng được đúc kết từ những nghiên cứu, trải nghiệm của cá nhân. Giảng viên sẽ là người căn cứ vào quan điểm, cách phản biện của sinh viên đối với nội dung bài giảng, đề tài thảo luận để đưa ra kết luận, kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ của bài học.” Cô Thới chia sẻ.

Cô Nguyễn Thị Thới (áo vest đen) khích lệ sinh viên thường xuyên tương tác bằng việc sử dụng các platform.

Cô Thới chủ động trong việc làm quen với phương pháp Constructivism. “Việc dạy học kiến tạo cần lấy sinh viên làm trọng tâm”, cô tâm niệm. Cô Thới tìm cách tạo động lực cho học sinh thường xuyên tương tác, trao đổi khi học online bằng việc sử dụng thêm các ứng dụng, platform như https://quizizz.com/, https://padlet.com/, https://www.menti.com/, Google classroom. Ngoài ra, một số đề tài liên quan đến ngành khách sạn lữ hành được cô gửi vào group Zalo của lớp để sinh viên tìm hiểu thêm thông tin và ứng dụng trong nội dung bài học.

Cô hy vọng rằng có thể cùng các giáo viên trong bộ môn hoặc trong trường xây dựng được “library hub” chuyên đề về ngành lữ hành và khách sạn hỗ trợ sinh viên thuận tiện trong việc nghiên cứu, cập nhật thông tin ngành và kiến tạo kiến thức khi học theo phương pháp Constructivism.

Constructivism là phương pháp giảng dạy và học tập cho rằng con người xây dựng kiến thức của riêng họ và thể hiện kiến thức từ trải nghiệm của mình.

Tại ĐH FPT, Constructivism đã được nghiên cứu và bắt đầu chính thức đưa vào triển khai, áp dụng cho một số môn học bắt đầu từ kỳ Summer 2021.

Theo FPT Edu

TIN TỨC MỚI NHẤT

Tin liên quan

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ TRỞ THÀNH SINH VIÊN ĐẠI HỌC FPT?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN TUYỂN SINH

FPT UNIVERSITY

TRẢI NGHIỆM