Dễ thấy hiện nay nhiều bạn trẻ chọn theo đuổi công nghệ thông tin để “bắt kịp” xu hướng, nhưng đa phần vẫn chưa hiểu rõ về lĩnh vực này cũng như công nghệ thông tin gồm những ngành nào, cơ hội và đặc điểm của từng ngành là gì…
Hãy cùng tìm hiểu một số thông tin tổng quan nhất về lĩnh vực công nghệ thông tin (IT) cũng như đi sâu vào từng chuyên ngành cụ thể, để xem bạn có phù hợp để đầu quân vào lĩnh vực này không nhé!
Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin học những gì?
Vì sao công nghệ thông tin lại là một ngành “hot”?
Công nghệ thông tin (IT) hiện nay đã và đang trở thành một mũi nhọn không thể thiếu trong cuộc cách mạng 4.0 của mọi quốc gia trên toàn cầu, là một trong những phương tiện để đẩy nhanh quá trình số hoá trên mọi lĩnh vực khác. Chính vì thế, đầu tư vào ngành IT chính là một trong những chiến lược mà quốc gia nào cũng muốn nhắm đến.
Với sự phát triển nhanh và thần tốc như hiện nay, nguồn nhân lực trong lĩnh vực IT đang thực sự rất khan hiếm. Theo thống kê của VietnamWorks trong các năm vừa qua, số lượng công việc tăng trung bình 47%/ năm. Tuy nhiên, số lượng nhân sự trong lĩnh vực này chỉ tăng ở mức khoảng 8%.
Đặc biệt, trong các đợt dịch Covid-19, trong khi nhiều nhân sự ở các lĩnh vực khác phải bị cắt giảm, nghỉ việc… ảnh hưởng đến kinh tế, thì ngành công nghệ thông tin vẫn chiếm thế thượng phong với công việc ổn định, thậm chí có phần phát triển khi nhu cầu kết nối, giao lưu và sử dụng các dịch vụ trực tuyến ngày càng tăng cao. Đó cũng là một lý do khiến nhiều bạn trẻ tin rằng IT thực sự là một mảnh đất vàng để phát triển sự nghiệp và chính vì lẽ đó, câu hỏi “Công nghệ thông tin gồm những ngành nào” lại càng trở nên “bức thiết” hơn bao giờ hết.
Công nghệ thông tin gồm những ngành nào?
Ngành Kỹ thuật phần mềm
Khi nhắc đến thắc mắc “Công nghệ thông tin gồm những ngành nào”, hẳn một trong những câu trả lời đầu tiên được đưa ra chính là chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm. Ngành học này sẽ đào tạo, bồi dưỡng cho sinh viên những kiến thức liên quan đến quy trình phát triển một phần mềm, ứng dụng theo cách chuyên nghiệp nhằm xây dựng các sản phẩm phần mềm, ứng dụng di động chất lượng để đáp ứng các nhu cầu trong thực tiễn đời sống.
Kỹ sư phần mềm sẽ là người mô tả và viết hướng dẫn ( một cách gọi khác của công việc lập trình) để máy tính có thể từng bước thay thế con người trong quá trình điều khiển các thiết bị phần cứng, tự động hóa nhiều quy trình, thao tác của con người trong công việc, hoạt động, giải trí. Với sự hỗ trợ của phần mềm, con người có thể được giải phóng khỏi những công việc thủ công, nhàm chán bằng các quy trình hoạt động được tối ưu hóa, giảm thiểu tối đa các sai sót.
Khi tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm trong lĩnh vực IT, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí cực hot với mức thu nhập khủng như:
– Lập trình viên website/app hoặc game trên thiết bị di động, máy tính
– Chuyên viên IT trong lĩnh vực phát triển sản phẩm ở các công ty công nghệ hoặc các công ty khác
– Thực hiện các dự án cá nhân với những sản phẩm riêng và thu lợi nhuận từ các sản phẩm này
Ngành học An toàn thông tin
Chuyên ngành An toàn thông tin (ATTT) với những kiến thức, kỹ năng vô cùng hấp dẫn đối với những ai muốn tìm hiểu chuyên sâu về môi trường mạng internet và IT, để bảo vệ người dùng và đảm bảo sự hoạt động của các ứng dụng mạng. Các chuyên viên trong lĩnh vực an toàn thông tin được ví như những chiến sĩ trên không gian mạng, làm nhiệm vụ đem lại sự yên bình cho người sử dụng cũng như sự hoạt động an toàn và thông suốt của hệ thống mạng lưới máy tính dày đặc hiện nay.
Khi ứng tuyển vào chuyên ngành này, sinh viên sẽ được làm quen và học hỏi về những công nghệ bảo mật phổ biến, tìm hiểu về các kỹ thuật mã hóa, giải mã các thông điệp; hiểu và nắm rõ cách xây dựng hệ thống mạng internet an toàn cũng như cách thức phòng chống các cuộc tấn công từ chối dịch vụ trên môi trường internet…. Bên cạnh đó, sinh viên còn được tìm hiểu cơ chế hoạt động của Virus, Worms, phần mềm độc hại trên máy tính để từ đó có thể phát hiện và phòng tránh. Và một trong những kiến thức quan trọng là xây dựng được những chuẩn chính sách An toàn thông tin để bảo vệ hệ thống mà mình đang phục vụ.
Sau khi tốt nghiệp, các sinh viên của ngành an toàn thông tin có thể đảm nhận nhiều vị trí như:
– Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu
– Chuyên viên lập trình website/app di động/phần mềm
– Chuyên viên tư vấn an toàn thông tin, quản trị bảo mật mạng và hệ thống máy tính
– Chuyên viên điều tra tội phạm mạng internet học chuyên gia phân tích mã độc & ứng cứu khẩn cấp các sự cố trên môi trường mạng, hệ thống máy tính
– Chuyên gia trong việc thiết kế chính sách bảo mật thông tin, chuyên gia thiết kế hệ thống thông tin…
Ngành Trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo, hay còn gọi là AI (Artificial Intelligence) là chuyên ngành nghiên cứu, tạo ra các máy móc và hệ thống thông minh thông qua việc sử dụng các mô hình máy tính, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến có liên quan nhằm mục đích giúp con người thực hiện các công việc yêu cầu thuộc về trí thông minh của nhân loại.
Xét chung, AI là một ngành học còn mới và rất rộng, phong phú, đòi hỏi người nghiên cứu nhiều tố chất, bao gồm các yếu tố tâm lý học, sự am hiểu về khoa học máy tính và kỹ thuật. Một số sản phẩm AI nổi tiếng có thể kể đến các dòng xe ô tô tự lái, những phần mềm dịch thuật tự động, trợ lý ảo trên điện thoại hay các loại robot phục vụ hiện nay.
Sinh viên tốt nghiệp từ chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo thường sẽ đảm nhận các vị trí sau đây:
– Chuyên viên phát triển ứng dụng AI, chuyên gia dữ liệu, xử lý hình ảnh
– Kỹ sư phát triển hệ thống tự động hoá, phát minh và chế tạo robot
– Chuyên gia quản trị dữ liệu lớn (big data), phân tích hệ thống
– Chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo
Chuyên ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu
Với xu hướng hiện tại “vạn vật kết nối” và mọi thứ đều xoay quanh internet, ngành học ngày sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phát triển dữ liệu cũng như kết nối mọi người với nhau. Với chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học về cách thiết kế mạng lưới máy tính, mạng internet cũng như các nguyên lý trong việc xây dựng hệ thống mạng lưới internet nói chung.
Các vị trí công việc cực hot của chuyên ngành này bao gồm:
– Nhân viên kỹ thuật lắp đặt mạng internet
– Chuyên viên phát triển phần mềm, hệ thống và các ứng dụng liên quan đến mạng internet
– Chuyên viên thiết kế mạng, chuyên viên phát triển quản trị mạng cho nhiều doanh nghiệp, tổ chức theo yêu cầu riêng
Với những chuyên ngành cực hay và các cơ hội nghề nghiệp trên đây, hy vọng bạn đã phần nào thỏa mãn với câu hỏi “Công nghệ thông tin gồm những ngành nào”. Mong rằng các kiến thức hay ho, thú vị về lĩnh vực IT sẽ giúp bạn có được một sự nghiệp ổn định, vững chắc trong tương lai.