Cựu SV ĐH FPT là thủ lĩnh công nghệ công ty phần mềm hàng đầu Việt Nam

Cầm trịch mảng giải pháp và công nghệ tại công ty phần mềm hàng đầu Việt Nam, làm việc với đối tác nước ngoài trong các dự án triệu USD “như cơm bữa”, Trần Nguyễn Đăng Khoa khẳng định được bản lĩnh và tài năng của mình. Với cựu sinh viên ĐH FPT này, bí quyết xây dựng sự nghiệp không có gì nhiều ngoài đam mê học hỏi và chủ động tìm kiếm cơ hội trải nghiệm.

Mê CNTT, thời sinh viên hay đi làm đều chuẩn “con nhà người ta”

“Đối với mình, việc tạo ra một giải pháp có ích từ những dòng code là cái gì đó thật ấn tượng”, Trần Nguyễn Đăng Khoa (Trưởng Ban Giải pháp & Công nghệ, FPT Software) hào hứng chia sẻ, khi nhắc đến lý do anh theo đuổi ngành CNTT.

Là 9X đời đầu, giống như nhiều bạn bè cùng trang lứa, thời phổ thông của Khoa, được học tin học, chạm vào máy vi tính hay “siêu cao thủ” hơn là tạo ra một cái gì đó “chạy được” trên máy tính quả là điều kỳ diệu đầy sức lôi cuốn. “Mình xin bố mẹ cho đi học bằng A, bằng B tin học, đến năm lớp 10 thì đi học một khóa lập trình viên ngắn hạn”, Đăng Khoa chia sẻ.

Bước vào ĐH, Khoa chọn học Kỹ thuật phần mềm, ĐH FPT bởi “ấn tượng với đề thi học bổng, từ độ khó tư duy đến đề luận cởi mở” khiến Khoa có cảm giác được thử thách và muốn chinh phục. Giành học bổng 100% vào ĐH FPT, Khoa đã có những năm tháng sinh viên “chuẩn con nhà người ta” với thành tích học tập cực kỳ xuất sắc: “hàng tá” danh hiệu sinh viên giỏi, thủ khoa đầu ra ĐH FPT.

Không phải sinh viên hệ “đầu to mắt cận”, Đăng Khoa khá tích cực tận dụng môi trường ĐH FPT để tạo ra cho bản thân những trải nghiệm giá trị.Không chỉ là sinh viên CNTT hệ “đầu to mắt cận”, Khoa còn tận dụng môi trường học tập mở, đề cao sự phát triển cá nhân ở ĐH FPT để tự tạo nên cho mình nhiều trải nghiệm đáng giá. “Mình cùng vài người bạn cùng khóa thành lập CLB học thuật mang tên YnT (Young and Talent) để cùng chia sẻ đam mê tìm hiểu về công nghệ. Rồi tham gia học kỳ trao đổi sinh viên, được học tập và trải nghiệm cuộc sống ở Đức, mình có thêm nhiều kiến thức mới, hiểu biết văn hóa nước ngoài hơn và có thêm bạn bè đến từ các quốc gia khác nhau”.Ngấp nghé 30, Khoa đã trở thành kiến trúc sư giải pháp, cầm trịch mảng công nghệ, giành luôn vị trí cao nhất trong cuộc thi thường niên tìm kiếm nhân tài của tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam: danh hiệu Trạng Nguyên của FPT năm 2021.

Trở thành thủ lĩnh công nghệ nhờ đam mê tự học và trải nghiệm

Khoa trực tiếp tham gia dự án đầu tiên khi còn là sinh viên và trong kỳ thực tập vào năm 2013, nhiệm vụ của dự án là chuyển đổi 200 ứng dụng sang công nghệ hiện đại (legacy migration). Trải nghiệm việc làm sớm, đã có kinh nghiệm làm freelancer nhưng việc hoàn thành dự án chính thức đầu tiên với Khoa vẫn luôn là một kinh nghiệm xương máu: “Cả đội đã vất vả over-time thậm chí over-night một thời gian tương đối dài mới hoàn thành được những yêu cầu mà khách hàng đưa ra. Đối với mình, dự án đầu tiên này là bài học về tinh thần trách nhiệm, khả năng chịu áp lực và cũng là lời nhắc nhở phải hoàn thiện kiến thức, kỹ năng mỗi ngày để làm tốt hơn trong những dự án sau”, kiến trúc sư giải pháp 9X này chia sẻ.Một dự án khác để lại ấn tượng với Khoa đó là dự án IoT đầu tiên Khoa được tham gia thiết kế giải pháp cùng đội ngũ kỹ sư của khách hàng, giải quyết các bài toán trên nền tảng điện toán đám mây với dữ liệu lớn. Khi đó, Khoa mới 23 tuổi.Thử thách bản thân giải nhiều “bài toán khó” trong lĩnh vực công nghệ khi còn rất trẻ, đảm đương vai trò thủ lĩnh về giải pháp và công nghệ tại doanh nghiệp phần mềm hàng đầu Việt Nam, Đăng Khoa thể hiện được bản lĩnh và tài năng của mình. Bí quyết của Khoa là tinh thần tự học, sự kỷ luật và luôn tìm kiếm những cơ hội trải nghiệm mới.“Việc tự học và khả năng làm việc nhóm là rất quan trọng. Mình học được điều này trong học kỳ nước ngoài tại Đức khi được ĐH FPT cho đi trao đổi sinh viên”, Khoa chia sẻ. Ngoài ra, theo anh, ngành CNTT thay đổi từng ngày với những xu hướng công nghệ mới, duy chỉ có kiến thức nền tảng và kỹ năng tự học là những điều “bất biến” giúp bản thân luôn vững vàng và mới hơn, tốt hơn mỗi ngày khi theo đuổi ngành này. “Kỹ năng mềm luôn có ích, dù bạn làm ở vị trí nào trong công ty công nghệ”, Khoa khẳng định.Ở vị trí leader về giải pháp và công nghệ, Đăng Khoa không chỉ tập trung vào những dự án lớn mà còn dành thời gian và tâm huyết khởi xướng những sân chơi, diễn đàn về công nghệ cho giới trẻ. “Mình tin là việc bước ra khỏi vùng an toàn để chia sẻ suy nghĩ, kiến thức là cách để hoàn thiện bản thân, góp phần xây dựng văn hóa và cộng đồng kỹ sư phần mềm”, chàng cựu sinh viên ĐH FPT cho biết.

TIN TỨC MỚI NHẤT

Tin liên quan

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ TRỞ THÀNH SINH VIÊN ĐẠI HỌC FPT?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN TUYỂN SINH

FPT UNIVERSITY

TRẢI NGHIỆM