Chọn ngành học chưa bao giờ là việc dễ dàng với tất cả mọi người. Ngay cả những người đã đi làm khi được hỏi công việc bây giờ ngành học lúc trước có liên quan không thì câu trả lời đa số là không. Một mùa tuyển sinh sắp tới, các sĩ tử đang phải đau đầu với lựa chọn ngành nghề. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, rất nhiều ngành nghề mới xuất hiện để song hành sự phát triển của xã hội.
Xem thêm: Chuyên ngành Quản trị khách sạn ở Đại học FPT vì sao hot?
1. Chọn ngành nghề theo nhu cầu xã hội
Chọn nghề theo nhu cầu xã hội đó chính là xem xã hội đang phát triển ngành nghề gì để từ đó lựa chọn đăng ký tại các trường đại học, cao đẳng. Như vậy sau khi học nghề xong, cơ hội việc làm sẽ nhiều hơn, phù hợp với nhu cầu nhà tuyển dụng và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Hay nói cách khác, một trong những nguyên nhân khiến nhiều bạn trẻ ngày nay thất nghiệp hay phải làm trái ngành nghề là do không đáp ứng được nhu cầu việc làm của xã hội.
Top 3 ngành nghề đang phát triển hiện nay: Công nghệ thông tin, digital Marketing, ngành Y – dược.
Học tập để sau này làm việc cho xã hội, vì vậy học tập phải phù hợp với xã hội thì cơ hội làm việc mới được mở rộng. Hãy thường xuyên theo dõi những diễn biến về kinh tế và giá trị chính trên kênh tin tức, thời sự. Không cần thiết phải tìm hiểu quá sâu nhưng phải nắm được các biến động lớn trong xã hội, các xu hướng phát triển trong tương lai. Vì vậy phải tìm hiểu nhu cầu thực sự của xã hội.
2. Chọn ngành nghề theo sở thích
Mỗi bạn học sinh đều hình thành cho mình một sở thích ngành nghề riêng, những sở thích hình thành trong quá trình sống với nhiều nguyên nhân tác động với nhau.
Tuy nhiên, sở thích, ước mơ có thể thay đổi theo thời gian, và bị ảnh hưởng nhiều bởi sự trải nghiệm, mức độ hiểu biết về ngành nghề. Khi chọn nghề, các bạn thường chọn nghề trên sự tưởng tượng, mộng mơ những thăng hoa của nghề nghiệp mà lại không để ý nhiều đến những khó khăn, thách thức cần phải vượt qua khi theo đuổi nghề dễ dẫn đến việc nhận định không hết về nghề nghiệp.
3. Chọn ngành nghề theo khả năng bản thân
Lựa chọn một ngành nghề phù hợp với năng lực là hoàn toàn cần thiết. Nếu năng lực của bạn chỉ có thể phù hợp với những ngành đơn giản, đừng cố gắng ép mình theo những nghề với yêu cầu cao, vì một khi đảm nhiệm một công việc quá sức mình, sẽ mang lại nhiều hậu quả tiêu cực với cả bản thân bạn và công ty nơi bạn làm việc. Và còn một điều có thể chắc chắn rằng, nếu khả năng và năng lực bản thân không thể đáp ứng được nhu cầu công việc, bạn không thể tồn tại và sống lâu với nghề mà bạn đã chọn.
Lập danh sách tất cả những điều bạn thành thạo và các hoạt động mà bạn thích, sau đó xác định vùng giao thoa của hai loại phù hợp với công việc nào đang trở thành “hot trend”. Năng lực và kinh nghiệm chuyên môn chưa đủ để chứng tỏ bạn là ứng viên thích hợp cho công việc. Bởi kỹ năng mềm bao gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng tư duy sáng tạo,… đóng vai trò quyết định bạn có thực sự là nhân tố tiềm năng.
Có người sớm tìm được hướng đi cho sự nghiệp thì chọn ngành học rất nhanh nhưng cũng có người không biết bản thân thích làm gì nên chọn ngành rất vất vả.
Lựa chọn ngành nghề có thể nói là bước ngoặc của cuộc đời mỗi người. Nếu lựa chọn nghề nghiệp không phù hợp sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực như thất nghiệp, không phát triển được nghề nghiệp, lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức…Bởi vậy cho nên, các bạn hãy dành thời gian cho những điều bạn xem là quan trọng nhất nhé.
Tiếp tục những thành công những năm về trước, Trường Đại học FPT Đà Nẵng tiếp tục đào tạo các ngành chủ lực và bổ sung thêm ngành theo sự phát triển của xã hội. Năm 2022, Đại học FPT Đà Nẵng đào tạo 3 nhóm ngành chính ( Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ) với 13 ngành học.
Tìm hiểu thêm thông tin ngành đào tạo ở trường Đại học FPT Đà Nẵng tại: https://dnuni.fpt.edu.vn/
Bội Nhiên