Bí quyết giúp cựu sinh viên ĐH FPT gia nhập tập đoàn toàn cầu

Những cựu sinh viên ĐH FPT như Văn Cao, Quý Hoàng, Anh Việt chinh phục những tập đoàn hàng đầu bằng kiến thức và kỹ năng mềm có được nhờ quá trình trải nghiệm.

Đoàn Văn Cao, Lê Văn Quý Hoàng và Nguyễn Anh Việt đều có những điểm chung là từng tốt nghiệp ĐH FPT, rồi sau đó đầu quân cho các tập đoàn toàn cầu như Facebook, ACWorksShopee.

Xem thêm: Cựu sinh viên 9x Đại học FPT đứng sau loạt fanpage Việt – Nhật đình đám

Kỹ năng mềm để hội nhập toàn cầu

Có thành tích học tập cao lại tốt nghiệp thủ khoa ĐH FPT, Đoàn Văn Cao được nhiều công ty công nghệ săn đón. Song, anh chọn thử thách bản thân bằng việc vượt qua vòng phỏng vấn gắt gao và trở thành kỹ sư tại Facebook.

Để thích ứng môi trường làm việc, Cao vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn từ thời còn làm dự án cho các công ty Nhật Bản, Mỹ. Vốn tiếng Nhật, tiếng Anh tích lũy từ trong trường đại học và rèn giũa sau thời gian làm việc với đối tác nước ngoài đã hỗ trợ đắc lực cho kỹ sư công nghệ sinh năm 1990 khi giao tiếp với đồng nghiệp, khách hàng.

Tốt nghiệp thủ khoa Đại học FPT, sau nhiều năm tham gia các dự án của Nhật, Mỹ, Đoàn Văn Cao (giữa) hiện là kỹ sư tại Facebook.

Mỗi nhân sự ở Facebook cần có khả năng làm việc độc lập, quản lý thời gian và chất lượng công việc. Ngoài ra, kỹ năng mềm và tiếng Anh là hai thứ không thể thiếu nếu muốn hội nhập toàn cầu. Theo Cao, sinh viên giỏi là những bạn nắm vững kiến thức, nhưng nhân sự “lọt vào mắt xanh” nhà tuyển dụng ngoài chuyên môn tốt còn phải có kỹ năng mềm cùng khả năng phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.

Anh cũng cho rằng môi trường học tập ở ĐH FPT đã trang bị cho sinh viên những gì nhà tuyển dụng cần, từ kiến thức chuyên môn cơ bản đến trải nghiệm làm việc thực tế với khách hàng.

Từ làm thêm ở quán sushi đến vị trí CTO

Đang là sinh viên ĐH FPT tại Đà Nẵng, Lê Văn Quý Hoàng quyết định chuyển ra học ngoài Hà Nội. Chuyến đi này của Hoàng đã mở đầu cho hành trình khám phá những miền đất mới cùng nhiều công việc giàu trải nghiệm. “Giai đoạn đó nhiều biến động, nhưng bất kể khó khăn đến mấy cũng mang lại ý nghĩa nhất định cho mình”, Hoàng chia sẻ.

Tốt nghiệp ĐH FPT với tấm bằng giỏi, Hoàng lại xách vali lên và đi. Anh sang Nhật Bản trải nghiệm với lý do đơn giản “mình còn trẻ”. Một năm đầu, Hoàng tập trung học tiếng Nhật và làm thêm ở quán sushi để vừa thêm thu nhập, vừa có môi trường giao tiếp ngôn ngữ. Sau khi tự tin với vốn tiếng Nhật và phần nào hiểu về cuộc sống, văn hóa nơi đây, Hoàng bắt đầu tìm công việc chính thức rồi đỗ vào một công ty ở Osaka.

Kỹ năng mềm và sự hiểu biết văn hóa Nhật Bản hỗ trợ cho công việc hiện nay của Quý Hoàng.

“Khắc nghiệt nhưng cũng rất chuyên nghiệp” là cảm nhận của Hoàng về môi trường làm việc trong ngành công nghệ ở đất nước mặt trời mọc. “Bạn phải biết rất nhiều quy tắc, thậm chí phải học kỹ từ giao tiếp với đồng nghiệp, cấp trên, đến việc gửi email hay đối đãi khách hàng”, Hoàng chia sẻ.

Hiện ở vị trí CTO công ty ACWorks (Nhật Bản), Hoàng cho rằng những trải nghiệm cuộc sống, kỹ năng có được từ ngày mới đến Nhật Bản và cả việc làm thêm trong quán sushi đều trở thành nền tảng để anh hòa nhập, thể hiện được khả năng trong công việc.

Trường đại học giàu trải nghiệm là bệ phóng

Nguyễn Anh Việt trúng tuyển vị trí kỹ sư tại Shopee ngay lần đầu phỏng vấn, không phải vì vị trí này dễ, ngược lại, yêu cầu đầu vào đủ khiến nhiều ứng viên “toát mồ hôi”.

Tuy nhiên, Việt từng có cơ hội trải nghiệm các cuộc thi lập trình quốc tế khi còn là sinh viên ĐH FPT với dạng đề tương tự để phỏng vấn vào Shopee. Anh cũng có đủ kiến thức chuyên môn để hoàn thành bài thi với cảm giác “khá hài lòng”. Ngoài ra, Việt còn ghi điểm nhờ vốn tiếng Anh tốt, kỹ năng giải quyết vấn đề, trình bày ý tưởng…

Với Việt, môi trường giàu trải nghiệm ở Đại học FPT là “bệ phóng” cho những bạn trẻ muốn làm việc tại các công ty toàn cầu.

“Bệ phóng” giúp Việt có được những kỹ năng và kiến thức đáp ứng công việc hiện nay là môi trường học tập tại ĐH FPT. Anh được tiếp cận kiến thức thực tế, xu hướng công nghệ mới nhất khi còn là sinh viên qua những bài giảng, dự án cùng làm với thầy cô, bạn bè và các cuộc thi lập trình lớn nhỏ. Môi trường ĐH FPT cũng thúc đẩy sinh viên bước ra ngoài giảng đường để trải nghiệm và học hỏi thông qua các kỳ thực tập doanh nghiệp, học kỳ nước ngoài…

Làm về công nghệ trong ngành thương mại điện tử đang “hot” nhưng mức độ cạnh tranh và đào thải cao, Việt chia sẻ: “Công việc yêu cầu cao, nhưng nếu bạn có chuyên môn vững vàng thì không lo bị đào thải”.

Theo Zing

TIN TỨC MỚI NHẤT

Tin liên quan

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ TRỞ THÀNH SINH VIÊN ĐẠI HỌC FPT?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN TUYỂN SINH

FPT UNIVERSITY

TRẢI NGHIỆM