Học ngành Kỹ thuật Phần mềm sau khi ra trường sẽ làm công việc gì?

Ngành học Kỹ thuật phần mềm là ngành học có tiếng và lâu đời nhất tại Đại học FPT. Sở hữu chương trình đào tạo chuẩn quốc tế và dày dặn kinh nghiệm, quan tâm đến định hướng đầu, khả năng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Chuyên ngành Kỹ Thuật Phần Mềm tại Đại học FPT là sự lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ yêu thích công nghệ thông tin và nhiều sinh viên ra trường đã có công việc ổn định.

Liệu bạn có thắc mắc về chất lượng đào tạo, xu hướng nghề nghiệp của ngành? Mức thu nhập trong tương lai và lộ trình thăng tiến khi theo học chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm? Bài viết dưới đây Đại học FPT sẽ giúp bạn “bỏ túi” những tips hay cần chuẩn bị và những công việc liên quan đến ngành Kỹ thuật phần mềm sau khi ra trường.

Ngành học có lịch sử lâu đời nhất tại Đại học FPT – Kỹ thuật Phần mềm

Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm là gì?

Kỹ thuật phần mềm là một nhánh của khoa học máy tính liên quan đến thiết kế, phát triển, thử nghiệm và bảo trì các ứng dụng phần mềm.

Với sự hỗ trợ của phần mềm, con người được giải phóng khỏi những công việc thủ công nhàm chán, các quy trình hoạt động tối ưu hóa, giảm thiếu sót, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc. Khi phần mềm được ứng dụng rộng rãi và trở thành hạt nhân của phát triển đời sống, cử nhân ngành Kỹ thuật phần mềm sẽ trở thành nhân tố được săn đón hàng đầu trên thị trường lao động.

Sự ra đời của chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm đã hỗ trợ con người tối ưu hóa

Học ngành Kỹ thuật phần mềm tại Đại học FPT cần chuẩn bị những gì?

Để học tốt chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm cần chuẩn bị kỹ lưỡng một số kiến thức vững chắc để việc học dễ dàng hơn:

Đầu tiên, vì kiến thức khi học đại học là rất nhiều so với chương trình học phổ thông. Để không phải choáng ngợp với số lượng lớn bài tập, deadline, thuyết trình và rất nhiều cuộc thi lớn nhỏ được tổ chức trong kỳ học, bạn cần nắm chắc kiến học trên lớp, học hỏi thêm từ bạn bè và giữ vững tâm lý, phong độ mỗi mùa thi.

Trang bị kiến thức toán – tin: cũng giống như hầu hết các môn hay ngành nào trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, các bạn đều phải hiểu rõ và áp dụng toán để giải quyết các vấn đề trong lập trình, bên cạnh đó việc học toán hiệu quả cũng sẽ giúp bộ não bạn rèn luyện tư duy tốt hơn.

Khả năng đọc hiểu tiếng Anh: tại Đại học FPT, tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng xuyên suốt trong các chương trình học, vì vậy cố gắng trau dồi kiến thức ngoại ngữ. Bên cạnh đó, sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm còn được trang bị thêm ngữ thứ hai đó là ngôn ngữ Nhật. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp sinh viên tốt nghiệp tại Đại học FPT luôn được các doanh nghiệp săn đón về làm việc.

Cuối cùng là tinh thần tự học, tìm tòi. Từ những kiến thức được giảng dạy trên giảng đường, sinh viên cần có thói quen nghiên cứu bài học mỗi ngày, tinh thần học tập tự giác, nghiêm túc,  nâng cấp bản thân nhiều hơn để phù hợp với sự đổi mới, cải tiến mỗi ngày của công nghệ. Tính tò mò và đam mê sẽ là một lợi thế lớn.

Cơ hội việc làm của chuyên ngành này là gì?

Cư nhân tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm có rất nhiều cơ hội việc làm với vị trí cao trong doanh nghiệp, có thể kể đến như:

  • Giám đốc kỹ thuật
  • Quản lý dự án (PM)
  • Lập trình viên (Coder)
  • Kỹ sư cầu nối (BrSE)
  • Kiểm thử phần mềm (Tester)
  • Kỹ sư đảm bảo chất lượng phần mềm
  • Quản lý dự án Công nghệ Thông tin
  • Quản lý kỹ thuật
  • Quản trị viên dự án phần mềm và CNTT
Sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm thuyết trình đồ án tốt nghiệp

Mức thu nhập của chuyên ngành này là bao nhiêu?

Hiện tại, mức lương trung bình của lập trình viên tại Việt Nam dao động từ 10 – 25 triệu đồng mỗi tháng. Trong đó, ở phân khúc lập trình web, các lập trình viên có mức lương 8 – 13 triệu đồng cho lập trình viên front-end và 11 – 15 triệu đồng cho lập trình viên back-end. Trong khi đó, các vị trí quản lý có mức lương cao dao động 30 – 66 triệu đồng và xu hướng vẫn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Nếu lập trình viên có kiến thức và kinh nghiệm về Blockchain thì mức lương trung bình có thể sẽ tăng gấp 3 lần do nhu cầu tuyển dụng lớn.

Lộ trình thăng tiến đối với chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm

 Với mức thu nhập hấp dẫn thu hút, do đó lộ trình thăng tiến trong tương lai phụ thuộc trên nguyện vọng nghề nghiệp, kỹ năng, kiến thức cần thiết, kinh nghiệm và năng lực cá nhân. Lộ trình thăng tiến của các Kỹ sư phần mềm hướng tới là:

  • Level 1: Software Engineer Intern (Thực tập sinh)
  • Level 2: Junior Software Engineer (Kỹ sư phần mềm cơ sở)
  • Level 3: Software Engineer (Kỹ sư phần mềm)
  • Level 4: Senior Software Engineer (Kỹ sư phần mềm cao cấp)

Khi lên đến Level 4 Senior Software Engineer sẽ có 2 hướng để phát triển:

  • Chuyên gia: Staff Engineer -> Senior Staff Engineer -> Principal Engineer
  • Quản lý: Engineering Manager -> Director of Engineering 
Ngành Kỹ thuật phần mềm không phải chỉ dành riêng cho con trai

Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm tại Đại học FPT là nơi phá vỡ lời nguyền “trai IT thường khô khan”, chính vì môi trường năng động, chuyên nghiệp nơi đây. Các buổi Talkshow nhằm chia sẻ những câu chuyện, kinh nghiệm xoay quanh chương trình học, thắc mắc của sinh sinh, rất nhiều các cuộc thi được tổ chức giúp sinh viên thể hiện bản thân, tiếp thu thêm kiến thức để có cơ hội làm việc trong các tập đoàn tổ chức trong tương lai. 

Đặc biệt, tại Đại học FPT có rất nhiều Câu lạc bộ về ngành Công nghệ thông tin, nơi quy tụ rất nhiều những sinh viên có tiếng trong ngành qua các khóa, là sân chơi bổ ích cho sinh viên giao lưu, học hỏi lẫn nhau.

Ngành Công nghệ Thông tin – chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm sẽ là cơ hội nghề nghiệp phát triển mạnh trong tương lai. Các bạn thí sinh có thể tham khảo, lựa chọn ngành học phù hợp với năng lực bản thân. Nếu bạn mong muốn được học tập trong môi trường năng động sáng tạo này, hãy nhanh chóng tra cứu điểm số qua công cụ: https://schoolrank.fpt.edu.vn/ , đạt top 40 học sinh có năng lực học tập tốt toàn quốc, bạn đã đủ điều kiện đăng ký học tập tại Đại học FPT.

Thế Thương

TIN TỨC MỚI NHẤT

Tin liên quan

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ TRỞ THÀNH SINH VIÊN ĐẠI HỌC FPT?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN TUYỂN SINH

FPT UNIVERSITY

TRẢI NGHIỆM