Với nhu cầu bảo mật thông tin của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong xã hội ngày càng cao, An toàn Thông tin đang là một trong những ngành học được nhiều thí sinh và phụ huynh quan tâm. Lựa chọn ngành học này rõ ràng sẽ là cơ hội và thách thức đối với không ít bạn trẻ. Tuy vậy, cần nhìn nhận vấn đề rằng thách thức càng nhiều thì cơ hội càng cao, và giá trị bạn mang lại cũng sẽ tương xứng.
Xem thêm: Ngành Công nghệ thông tin học những gì?
Chúng ta đang sống trong thời đại của cuộc cách mạng Internet kết nối toàn cầu. Sự bùng nổ của công nghệ, điện toán đám mây, thương mại điện tử, tài chính online… khiến việc đảm bảo an toàn thông tin được coi là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, và An toàn Thông tin sẽ là thành ngành có nhu cầu nhân lực rất lớn trong tương lai.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết mà các chuyên viên An toàn thông tin tương lai không thể bỏ qua.
Hiểu đúng về ngành An toàn Thông tin
Chắc chắn bạn đang nhìn thấy ngành công nghệ thông tin đang được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực, ở mọi lúc mọi nơi, đúng không nào? Không chỉ áp dụng vào lĩnh vực khoa học, công nghệ mà còn đóng vai trò cốt lõi không thể thiếu trong y tế, thời trang, dược phẩm, thực phẩm, môi trường… Đã liên quan tới thông tin, dữ liệu chắc chắn cần sự an toàn, sự bảo mật thông tin. Đảm bảo an toàn thông tin lúc này không chỉ là việc bảo vệ hệ thống khỏi những tấn công của hacker, mà còn là đảm bảo các gói tin chạy an toàn, không mất mát khi truyền dữ liệu.
An toàn Thông tin được hiểu đơn giản là sử dụng những phương pháp, hành động nhằm mục đích ngăn cản, phòng ngừa sử dụng, truy cập, phát tán, ghi lại hay phá hủy các thông tin nhằm đảm bảo cho các hệ thống thông tin thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách sẵn sàng, chính xác và tin cậy. Có 04 nhóm công việc chính, bao gồm:
- An toàn sản phẩm (Product security)
- An toàn vận hành (Operations security)
- Phát triển công cụ (Applied security)
- Tìm diệt mã độc và các nguy cơ khác (Threat analysis)
Ngành An toàn Thông tin là đứa con đẻ trong đại gia đình công nghệ thông tin. Đến với ngành học này, bạn sẽ hiểu và làm chủ được những công nghệ bảo mật phổ biến các kỹ thuật mã hóa, giải mã các thông điệp; nắm được cách xây dựng một hệ thống mạng an toàn; cách thức phòng chống các cuộc tấn công từ chối dịch vụ; tìm hiểu cơ chế hoạt động của Virus, Worms, phần mềm độc hại để từ đó phát hiện và phòng tránh. Quan trọng không kém đó là xây dựng được những chuẩn chính sách An toàn Thông tin để bảo vệ hệ thống.
Bạn có phù hợp với ngành An toàn Thông tin?
Đối với đặc thù ngành công nghệ thông tin (CNTT), thời gian dành cho mạng và máy tính rất nhiều. Vậy nên, nếu có những tố chất này bạn nên tự tin để quyết định nhé:
- Đam mê công nghệ: Đây là tố chất quan trọng hàng đầu giúp bạn dễ dàng làm quen và hòa nhập tốt vào thế giới công nghệ. Với niềm đam mê sẵn có, bạn sẽ dễ dàng vượt qua được những áp lực, căng thẳng của công việc.
- Tư duy logic chặt chẽ: Đây là tố chất quan trọng của người học Công nghệ thông tin.
- Nhạy bén với công nghệ: Ngành này đòi hỏi người học phải có tư duy hệ thống tốt để giải quyết công việc một cách tối ưu hóa nhất.
- Khả năng chịu áp lực công việc cao
- Trình độ ngoại ngữ: Khả năng ngoại ngữ tốt là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự thành công trong nghề nghiệp mà bạn theo học.
Bạn sẽ là ai sau khi ra trường?
Mình sẽ làm ở đâu, lương thế nào là những câu hỏi mà hầu hết các bạn trẻ rất lo lắng. Nhưng với sinh viên ngành An toàn Thông tin thì nó không khó để trả lời bởi một ví trí liên quan đến an toàn thông tin rất được các doanh nghiệp quan tâm. Thậm chí bạn có thể làm việc cho một công ty đa quốc gia với mức lương khủng nếu có năng lực.
Kỹ sư ngành An toàn Thông tin có mức lương khá cao so với mặt bằng chung của các Kỹ sư thuộc khối Công nghệ thông tin và các ngành khác. Các sinh viên ngành An toàn Thông tin mới ra trường thường có mức lương khởi điểm trung bình khoảng 10 triệu/ tháng. Trường hợp đã có kinh nghiệm vài năm, kỹ sư ngành An toàn Thông tin có thể nhận mức lương hàng ngàn USD trong các doanh nghiệp, tập đoàn lớn.
Sinh viên tốt nghiệp ngành An toàn thông tin có thể làm việc ở các vị trí sau:
- Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu
- Chuyên viên lập trình website
- Chuyên viên lập trình ứng dụng, phần mềm
- Chuyên gia phân tích, tư vấn an toàn thông tin
- Chuyên viên điều tra tội phạm mạng
- Chuyên viên quản trị bảo mật mạng và hệ thống
- Chuyên viên thiết kế hệ thống thông tin
- Chuyên gia phát triển phần mềm nhúng
- Chuyên viên phát triển phần cứng
Học An toàn Thông tin ở đâu?
Tại Việt Nam, là ngành đặc thù, bạn có thể theo học ngành An toàn Thông tin tại các 7 cơ sở trọng điểm sau: Học viện Kỹ thuật mật mã, Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện An ninh nhân dân, Đại học CNTT – Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng và Đại học FPT với khối A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh) và D90 (Toán, Anh, KHTN).
Với lợi thế nằm trong một tập đoàn dẫn đầu về công nghệ, Đại học FPT luôn được tiếp cận và cập nhật liên tục những xu hướng công nghệ mới nhất, những tri thức CNTT hiện đại của thế giới. Đây chính là một trong những điểm mạnh khiến sinh viên tốt nghiệp từ Đại học FPT chiếm ưu thế trên thị trường nhân lực chất lượng cao ngành CNTT hiện nay. Chương trình đào tạo được thiết kế theo các chuẩn quốc tế cao nhất về quy trình chất lượng như chuẩn ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology), chuẩn ACM (Association for Computing Machinery), và cập nhật các công nghệ mới nhất của các tập đoàn CNTT hàng đầu thế giới như Microsoft, IBM, Oracle, Sun Microsystems,…
Chương trình học được thiết kế để sinh viên phát huy tư duy toán học và tư duy hệ thống, được cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng về ICT, giải mã, xây dựng các thuật toán, phần mềm và thực hành phòng thủ hoặc tấn công của tin tặc (hacker) trong môi trường số, đảm bảo hệ thống ICT hoạt động đúng chức năng, thông tin được lưu trữ, truyền tải an toàn.
Sinh viên có khả năng đánh giá những rủi ro đối với sự an toàn của thông tin thuộc quyền sở hữu của một tổ chức và đưa ra các giải pháp phòng chống và khắc phục; cũng như hiểu được các yếu tố về con người, tổ chức, kỹ thuật và chính sách liên quan đến an toàn thông tin. Sinh viên đồng thời được cung cấp một nền tảng vững chắc về ngoại ngữ, khoa học, văn hóa, xã hội, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập, công việc và cuộc sống.
Trên đây là những thông tin về ngành học cũng như môi trường học ngành An toàn Thông tin. Nếu vẫn còn băn khoăn hoặc muốn đăng ký vào ngành An toàn Thông tin tại Đại học FPT Đà Nẵng, hãy để lại thông tin tại website để được tư vấn nhé!
Các bài viết khác:
>> Đa dạng khối ngành đào tạo tại Đại học FPT
>> Top những công việc “hái ra tiền” của ngành Công nghệ thông tin
>> Kỹ thuật Phần mềm – ngành học của thời đại 4.0
>> Thiết kế Mỹ thuật số – Sự lựa chọn “vàng” của những bạn trẻ đam mê sáng tạo
Thảo Lê