Kỹ thuật Phần mềm – ngành học của thời đại 4.0

Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ cao thì cơ hội việc làm và mức thu nhập của ngành Kỹ thuật Phần mềm luôn là điểm sáng thu hút đông đảo các bạn trẻ chọn lựa. 

Xem thêm: Sinh viên các khóa nói gì về ngành Kỹ thuật Phần mềm tại Đại học FPT

Mặc dù không phải là ngành mới nhưng đối với nhiều bạn trẻ Kỹ thuật Phần mềm lại là cái tên khá lạ lẫm. Để đưa ra quyết định lựa chọn theo đuổi ngành học thời thượng này ít nhiều bạn phải có thông tin về ngành, đúng không nào?

Vậy thì, có phải bạn muốn hiểu hơn về Kỹ thuật Phần mềm (SE – Software Engineering)? Bạn đang phân vân có nên học ngành Kỹ thuật Phần mềm hay không? Bạn không biết cơ hội việc làm của ngành này như thế nào? Thông qua bài viết lần này, Đại học FPT Đà Nẵng hy vọng sẽ giúp các bạn có một cái nhìn cụ thể hơn về ngành cũng như những cơ hội việc làm khi học Kỹ thuật Phần mềm.

Tại Việt Nam, có 3 lĩnh vực chính của ngành công nghệ bao gồm: công nghiệp phần cứng, phần mềm và semi – conductor (bán dẫn). Trong đó, công nghiệp phần mềm đang được xem là ngành có độ nóng vào loại bậc nhất ở thời điểm hiện tại về nhân lực.

Kỹ thuật phần mềm – ngành học số 1 của thời đại 4.0

Dạo gần đây, có phải bạn thường xuyên nghe nhắc đến cụm từ “thời đại 4.0”. Đây chính là Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 sẽ phá vỡ hầu hết nền tảng sản xuất truyền thống ở mọi quốc gia và tạo ra sự thay đổi lớn, tác động đến tất cả các ngành, lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế. Và từ đây rất nhiều câu chuyện về ứng dụng công nghệ 4.0 ra đời.

Điều đó có nghĩa là gì? Đó chính là công nghệ, là ứng dụng công nghệ vào toàn bộ đời sống con người. Hầu hết các lĩnh vực đều chịu tác động bởi máy tính cũng như các ứng dụng phần mềm. Trong đó nổi bật phải nhắc tới các lĩnh vực như tài chính ngân hàng, sản xuất phân phối công nghiệp, chứng khoán, thậm chí là công nghiệp điện ảnh… Liệu rằng bạn có biết rằng mình đang sử dụng phần mềm khắp mọi nơi như: Hệ điều hành Microsoft Windows hay Linux; công cụ Microsoft Word, Excel, Powerpoint; trình duyệt web Chrome, Firefox; các chương trình chỉnh sửa thiết kế như Photoshop, After Effect, Lightroom và thậm chí cả Facebook, Google Search, Zing MP3,… cũng là một dạng ứng dụng.

Chỉ cần máy tính còn là tâm điểm trong đời sống công việc và sinh hoạt của mọi người thì đất dụng võ của kỹ sư phần mềm vẫn còn, bất chấp khủng hoảng kinh tế có xảy ra hay không. Đó là nhận định của hãng tin kinh tế danh tiếng CNBC (Mỹ). 

Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm phù hợp cho những bạn nào thích lập trình thuần túy. Khi lập trình xong, thường sẽ tạo ra một sản phẩm gọi là “phần mềm”, “chương trình” hoặc “ứng dụng”. “Software Engineering” thiên về lập trình và xây dựng các ứng dụng phần mềm dựa trên các thuật toán và ngôn ngữ.

Như vậy, có thể hiểu khái quát ngành Kỹ thuật Phần mềm sẽ đào tạo cho người học những kiến thức liên quan đến quá trình phát triển các phần mềm, nhằm tạo ra sản phẩm phần mềm đạt chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu của xã hội đặc biệt trong sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Tố chất ngành nghề

Nếu có những tố chất này thì bạn sẽ phù hợp với ngành Kỹ thuật Phần mềm:

  • Đam mê công nghệ: Đây là tố chất quan trọng hàng đầu giúp bạn dễ dàng làm quen và hòa nhập tốt vào thế giới công nghệ. Với niềm đam mê sẵn có, bạn sẽ dễ dàng vượt qua được những áp lực, căng thẳng của công việc.
  • Tư duy logic chặt chẽ: Đây là tố chất quan trọng của người học Công nghệ thông tin.
  • Nhạy bén với công nghệ, có óc sáng tạo: Ngành này đòi hỏi người học phải có tư duy sáng tạo, tư duy hệ thống tốt để giải quyết công việc một cách tối ưu hóa nhất.
  • Biết lắng nghe và chấp nhận phê bình: bản thân những người học Công nghệ thông tin họ rất tin tưởng vào kiến thức chuyên môn của mình và là người bảo thủ khó chấp nhận những ý kiến phê bình của người khác. Chính vì vậy, lắng nghe góp ý của người khác để hoàn thiện công việc mình một cách tốt hơn là một tố chất không thể thiếu.
  • Trình độ ngoại ngữ: Khả năng ngoại ngữ tốt là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự thành công trong nghề nghiệp mà bạn theo học.

Học ngành này – Làm nghề gì?

Mặc dù cơ hội nghề nghiệp ngành Kỹ thuật Phần mềm rộng mở với mức lương khá cao so với nhiều ngành nghề khác nhưng có một thực tế cần được nhìn nhận là nhân lực ngành Kỹ thuật Phần mềm lại khá khan hiếm, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng về chuyên môn và thành thạo ngoại ngữ.

Theo thống kê của VietnamWorks, nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ Thông tin của Việt Nam đang đạt mức cao nhất trong lịch sử. Tới năm 2020, Việt Nam thiếu hụt hơn 500.000 nhân sự IT. Cùng với sự xuất hiện của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã thực sự tạo nên cơn “khát” nhân lực Kỹ thuật Phần mềm. Mức lương phổ biến của sinh viên mới ra trường từ 8 triệu – 11,2 triệu đồng/ tháng, quản lý từ 22 – 45 triệu đồng/ tháng và từ 67,5 triệu đồng/ tháng trở lên đối với vị trí giám đốc. Mặt bằng chung, mức lương ngành Kỹ thuật Phần mềm luôn nằm trong Top 10 ngành nghề có thu nhập cao nhất.

Ngành Kỹ thuật Phần mềm rộng mở với mức lương khá cao so với nhiều ngành nghề.

Sinh viên sau khi ra trường có thể tự phát triển các phần mềm đáp ứng nhu cầu thực tế phát sinh từ thực tiễn xã hội, có thể tự mình thành lập các công ty khởi nghiệp (start-up) hoặc tham gia để tham gia vào các dự án phần mềm với các vai trò khác nhau như:

  • Quản lý dự án (PM)
  • Lập trình viên (Developer)
  • Kỹ sư cầu nối (BrSE – Bridge Software Engineer)
  • Kiểm thử phần mềm (Tester)
  • Kỹ sư đảm bảo chất lượng phần mềm (QA – Quality Assuarance)
  • Nghiên cứu và phát triển (R&D)
  • Quản lý dự án Công nghệ Thông tin (Project Manager)
  • Trưởng nhóm kỹ thuật (Technical Leader)
  • Quản trị viên dự án phần mềm và CNTT

Lời khuyên dành cho những bạn theo đuổi ngành Kỹ thuật Phần mềm

Trong bối cảnh hầu hết các ngành nghề đều có xu hướng bão hòa thì thị trường lao động, mặt bằng chung của CNTT nói chung và Kỹ thuật Phần mềm nói riêng vẫn đang nhộn nhịp, sôi động, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nếu liệt kê danh sách những ngành học có tiềm năng về cơ hội việc làm, mức thu nhập, khả năng thăng tiến, phát triển năng lực cá nhân cao,… thì ngành kỹ thuật phần mềm đang đứng top đầu. Vì vậy, từ trước đến nay Kỹ thuật Phần mềm luôn là ngành học chủ chốt, mũi nhọn ở các trường Cao đẳng, Đại học cũng như thu hút số lượng người tuyển sinh hàng đầu.

Ngày nay với sự phát triển của Internet, các bạn hoàn toàn có thể tự học, tự trang bị kiến thức cho mình với các nguồn tài liệu vô cùng phong phú từ dạng văn bản, hình ảnh cho đến video. Thậm chí có nhiều nguồn tài liệu quý giá nhưng miễn phí.

Mỗi mảng, mỗi công việc trong ngành Kỹ thuật Phần mềm mặc dù đều có nền tảng phát triển như nhau, tuy nhiên mỗi mảng lại có đặc thù riêng. Chính vì thế, trước khi theo đuổi hay dự định bất cứ một công việc tương lai cho mình trong ngành Kỹ thuật Phần mềm các bạn nên tìm hiểu kỹ, xác định rõ đam mê, khả năng, các điều kiện cho phép để có thể lựa chọn cho mình con đường đi phù hợp nhất. Bên cạnh đó, các bạn nên suy nghĩ kỹ, kiếm cho mình một nơi đào tạo uy tín. Theo quan điểm của người viết, nơi đào tạo uy tín không phải chỉ là nơi nổi tiếng. Nơi nào tạo cơ hội cho bạn phát triển, nơi đó là nơi phù hợp. Chỉ cần bạn chăm chỉ và đam mê là đủ rồi.

Học Kỹ thuật Phần mềm tại Đại học FPT Đà Nẵng có gì nổi trội?

Đại học FPT được mệnh danh là một trong những nơi đi đầu trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho lĩnh vực Công nghệ thông tin. Với lợi thế dẫn đầu của mình, có điều gì đặc biệt trong nhóm ngành HOT này tại Đại học FPT Đà Nẵng? 

  • Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Thông tin được thiết kế theo chuẩn AMC của Hiệp hội Máy tính (Association for Computing Machinery), chuẩn đào tạo kỹ sư phần mềm ABET của Accreditation Board for Engineering and Technology, Mỹ và Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (VINASA).
  • Sinh viên được đào tạo về quy trình phát triển phần mềm, phương pháp kỹ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế các ứng dụng Công nghệ Thông tin theo xu hướng SMAC của thế giới. (SMAC = Social – Mạng xã hội, Mobility – Di động, Analytics – Phân tích dữ liệu, Cloud – Điện toán đám mây).
  • Sinh viên học tập với giáo trình hoàn toàn bằng tiếng Anh, bản quyền quốc tế, được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới. Bên cạnh tiếng Anh, sinh viên được đào tạo song song ngoại ngữ thứ 2 là tiếng Nhật.
  • Ngay từ năm đầu tiên, sinh viên có 1 học kỳ học tiếng Anh tại nước ngoài.
  • Sinh viên có 1 – 2 học kỳ học tập chuyên ngành tại University Brunei Darussalam, Brunei hoặc học viên SRM Institute of Science & Technology, India.
  • Năm thứ 3, sinh viên tham dự học kỳ OJT – Thực tập tại doanh nghiệp. Sinh viên được làm việc thực tế trong các dự án của FPT Software – TOP 100 công ty có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm từ các chuyên gia đầu ngành.
  • Bên cạnh đó, sinh viên được rèn luyện các kỹ năng mềm như quản lý thời gian, làm việc nhóm (teamwork), thuyết trình… cùng các chương trình rèn luyện thể chất, phát triển cá nhân toàn diện.
Đại học FPT nằm trong Top các trường Đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Phần mềm uy tín nhất tại Việt Nam hiện nay.

Hiểu rõ ngành Kỹ thuật phần mềm là gì sẽ giúp các bạn định hướng nghề nghiệp bản thân đúng đắn và phù hợp nhất. Kiến thức vững chắc, kỹ năng toàn diện cùng một môi trường đào tạo chuyên nghiệp là những yếu tố sẽ giúp bạn thành công. Các bạn vẫn còn băn khoăn hoặc muốn đăng ký vào ngành Kỹ thuật Phần mềm tại Đại học FPT Đà Nẵng, hãy để lại thông tin tại website để được tư vấn nhé!

Các bài viết khác:
>> Đa dạng khối ngành đào tạo tại Đại học FPT
>> Top những công việc “hái ra tiền” của ngành Công nghệ thông tin
>> An toàn Thông tin – Ngành nghề hấp dẫn của thời đại công nghệ cao
>> Thiết kế Mỹ thuật số – Sự lựa chọn “vàng” của những bạn trẻ đam mê sáng tạo

Thảo Lê

TIN TỨC MỚI NHẤT

Tin liên quan

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ TRỞ THÀNH SINH VIÊN ĐẠI HỌC FPT?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN TUYỂN SINH

FPT UNIVERSITY

TRẢI NGHIỆM