Sinh viên “như cá gặp nước” khi tham gia những hoạt động trải nghiệm này ở ĐH FPT

Nhắc đến ĐH FPT thường chúng mình sẽ nghĩ ngay tới những sinh viên giỏi lập trình, coding điêu luyện. Thế nhưng sinh viên ĐH FPT còn khiến nhiều người “há hốc miệng” trước khả năng chơi nhạc cụ dân tộc, “múa” võ Vovinam. Những tiết học đậm nét văn hóa này là trải nghiệm đặc thù và cũng là đặc quyền của sinh viên trường F.

Xem thêm: Vovinam và những môn học đặc biệt tại ĐH FPT

Học “đi đường quyền” bài bản với môn Vovinam

Vovinam đã trở thành một môn học gắn bó và phát triển cùng các thế hệ sinh viên ĐH FPT thay cho những bộ môn giáo dục thể chất thông thường. 100% sinh viên trường F sẽ được tiếp xúc với bộ môn này ngay từ năm nhất với việc khoác lên mình bộ võ phục xanh và làm lễ nhập môn Vovinam. Thời gian đầu, sinh viên sẽ được học từ những bài tập thể chất, đường quyền ở mức cơ bản nhất, sau đó được các thầy cô hướng dẫn tập luyện những kỹ thuật khó hơn như đối kháng, biểu diễn với đao, côn.

Nam thanh nữ tú trường ĐH FPT không chỉ giỏi công nghệ mà còn có khả năng “đi đường quyền” siêu đẹp mắt.

Không chỉ tập luyện ở võ đường, ĐH FPT còn có cả CLB Vovinam để những sinh viên có cùng đam mê võ thuật luyện tập sau giờ học. Xuyên suốt năm học, trường cũng tổ chức các giải đấu Vovinam như “Võ Việt tranh hùng đoạt cóc vương” để các bạn trẻ thể hiện tài năng. Nhiều sinh viên còn đại diện trường tham gia các giải đấu quy mô lớn hơn và đạt huy chương như “Giải vô địch Vovinam học sinh – sinh viên toàn quốc”.

Khuôn viên trường xanh ngát cỏ hoa hòa với màu xanh truyền thống của môn võ cổ truyền dân tộc.
Không gian luyện tập trong nhà cũng sang – xịn – mịn không thua kém gì các võ đường.

Chương trình “võ học” ở ĐH FPT còn được thiết kế rất sáng tạo và hấp dẫn khi những giờ học không chỉ là tập trung múa võ, hô hào tập luyện căng thẳng và khô khan. Với học phần 3 môn võ Vovinam, các bạn sinh viên không chỉ luyện tập kỹ thuật đơn thuần mà còn phải tìm cách lồng ghép môn võ này để biểu diễn một vở kịch hay trích đoạn tác phẩm văn học nào đó. Ý tưởng mới lạ này của các giảng viên Vovinam trường F nhằm tạo sự hứng thú trong mỗi tiết học cho sinh viên. Môn võ vốn thiên về kỹ thuật khi đó sẽ bớt khô cứng hơn mà trở nên nhiều màu sắc hơn. Ngoài ra, những tiết mục này còn truyền tải thông điệp mang tính giáo dục nhận thức, những bài học giá trị về cuộc sống cho toàn thể sinh viên trường.

Những bài biểu diễn võ thuật đan xen trong các tác phẩm kịch, văn học của sinh viên trường.

Bước ra thế giới với một tiếng đàn bầu

Không chỉ dạy võ Vovinam thay cho các bộ môn giáo dục thể chất quen thuộc, ĐH FPT còn tiên phong trong việc đưa nhạc cụ dân tộc vào chương trình đào tạo từ năm 2014. Sinh viên ĐH FPT sẽ được tự chọn 1 trong các loại nhạc cụ: Đàn tranh, đàn nguyệt, đàn bầu, sáo, nhị, đàn tỳ bà, trống và theo học như một môn học bắt buộc.

Sinh viên ĐH FPT tập chơi đàn nguyệt.

Với thời lượng khoảng 30 buổi, mỗi buổi 1.5 tiếng, sinh viên FPT Edu sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về nhạc cụ dân tộc. Sau 3 tháng luyện tập, tùy năng khiếu mà các bạn sinh viên trường F có thể chơi được những bài nhạc từ đơn giản đến phức tạp, tự tin hòa tấu và biểu diễn trên sân khấu trong một bản hòa nhạc với nhiều loại nhạc cụ khác nhau.

Các bạn sinh viên tự tin biểu diễn nhạc cụ dân tộc trong các sự kiện của trường.

Trau dồi kiến thức, kỹ năng chơi các loại nhạc dân tộc là cách giúp bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc cũng như bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lòng yêu nghệ thuật và góp phần phát triển hài hòa nhân cách cho các bạn sinh viên. Đây cũng chính là tiền đề giúp giáo dục sinh viên phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, trân trọng những giá trị truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay.

TIN TỨC MỚI NHẤT

Tin liên quan

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ TRỞ THÀNH SINH VIÊN ĐẠI HỌC FPT?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN TUYỂN SINH

FPT UNIVERSITY

TRẢI NGHIỆM