Đồ án tốt nghiệp ấn tượng của sinh viên thiết kế đồ họa ĐH FPT

Sinh viên ngành thiết kế mỹ thuật số (thiết kế đồ hoạ) của Đại học FPT đã gây ấn tượng với cộng đồng bằng những sản phẩm đồ án chất lượng và sáng tạo.

Trăn trở về một đồ án ấn tượng và có tính ứng dụng cao, nhóm sinh viên Vũ Xuân Hòa, Võ Hoàng Tỷ, Trần Bảo My đã cùng chọn đề tài “Ô nhiễm không khí” và trình bày dưới dạng phim ngắn 3D (khoảng 6 phút). Đồ án này được đánh giá là ứng dụng nhiều kỹ thuật đồ hoạ độc đáo kèm thông điệp thú vị.

Cụ thể, “Second Chance” (tạm dịch: Cơ hội thứ hai) là bộ phim khoa học viễn tưởng nói về thế giới tương lai, trong một viễn cảnh tận thế. Hai nhà khoa học Neils và Melisa đã thực hiện thí nghiệm tạo ra 2 đứa bé nhân tạo. Họ dự định cùng nhau bay ra ngoài vũ trụ để chờ đợi Trái Đất tự phục hồi, sau đó trở về để xây dựng lại nền văn minh nhân loại, nhưng những tai nạn bất ngờ đã xảy ra.

Phim khoa học viễn tưởng “Second Change” lấy bối cảnh hậu tận thế.

Trong bộ phim, câu nói “It’s about the first, not the second” (tạm dịch: Quan trọng là cơ hội đầu tiên, không phải thứ hai) cũng chính là thông điệp nhóm muốn gửi tới người xem. Đây là câu chuyện kể về hậu quả do sai lầm lần thứ nhất của con người. Nếu làm tốt ở lần đầu tiên, chúng ta sẽ không cần đến cơ hội thứ hai.

Bộ phim có bối cảnh tận thế nhưng tràn ngập hy vọng về cơ hội mới cho con người. Qua đó, nhóm muốn nhắn nhủ mọi người chung tay bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ, để con người không cần đến cơ hội thứ hai.

Phim được thực hiện theo sát tiêu chuẩn của ngành công nghiệp 3D CGI/VFX.

Đại diện nhóm chia sẻ: “Bên cạnh nắm bắt các kỹ năng chuyên sâu và hiểu biết phần mềm tiêu chuẩn để đạt chất lượng cao về mặt đồ họa 3D, chúng mình đã tiếp cận và áp dụng quy trình procedural, Trí tuệ nhân tạo… để xử lý những yêu cầu phức tạp, trong thời gian ngắn với kinh phí thấp khi. Nhờ đó, chúng mình xây dựng được bối cảnh, môi trường thiên nhiên, nhân vật, đồ vật sống động trong phim”.

Trong khi đó, nhóm bạn Nguyễn Phan Khánh, Lâm Nhật Huy, Nguyễn Khánh Ngọc (sinh viên ĐH FPT) thực hiện đồ án “Contact” (tạm dịch: Va chạm) với nhân vật chính là kỹ sư Jack Crawford.

Đây là một phim ngắn 3D thuộc thể loại kinh dị – hành động viễn tưởng. Câu chuyện lấy bối cảnh vũ trụ tương lai, nơi nhân loại đã có những tiến bộ lớn lao. Nhờ máy móc và thiết bị hiện đại, họ có thể xây dựng thành phố trên Mặt trăng, sao Hỏa…

“Contact” được xây dựng trong bối cảnh tương lai.

Kỹ sư Jack Crawford chuyên điều khiển người máy drone sửa chữa. Anh đóng quân tại một trạm vũ trụ trên quỹ đạo cao của sao Hỏa. Con tàu của anh bị tấn công bởi sinh vật ngoài hành tinh, tâm thức của Jack bị cắt đứt khỏi cơ thể. Khi sinh vật đột ngột biến mất, Jack cố gắng trở về lại cơ thể của mình nhưng vô vọng. Anh mắc kẹt trong cơ thể người máy, phải chiến đấu với sinh vật kỳ lạ và tìm đường trở về Trái đất.

Qua bộ phim, nhóm muốn chia sẻ thông điệp: “Thời gian không dừng lại và chờ đợi bạn. Bạn nên sử dụng nó một cách đúng đắn, đừng để công việc quyết định đời mình và hãy trân trọng những gì mình đang có”.

Phim ngắn gây ấn tượng với người xem nhờ tình tiết gay cấn.

Ngoài các công cụ Maya, After Effects, Premiere Pro…, nhóm đã sử dụng thêm phần mềm Blender – Zbrush – Substance Painter để dựng phim ngắn 3D chỉn chu trong vòng 2 tháng. Đồ án gây ấn tượng nhờ hình ảnh và âm thanh sống động, khắc hoạ được không gian vũ trụ, với diễn hoạt và hệ thống kỹ xảo hình ảnh thú vị. “Contact” cũng là dự án phim hoạt hình 3D đạt giải cuộc thi thiết kế đồ hoạ FPT Edu Color Up.

Thạc sĩ – Giảng viên Phan Bảo Châu cho biết sự khác biệt trong đào tạo của ngành thiết kế mỹ thuật số tại Đại học FPT TP.HCM là xây dựng chương trình dựa trên nền tảng số (digital), kết hợp các công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm mang tính ứng dụng, nổi bật và hội nhập.

“Sinh viên có cơ hội trải nghiệm và làm việc trong các lĩnh vực đầy tiềm năng và thu hút nguồn nhân lực như công nghệ hoạt hình 2D, công nghệ hoạt hình 3D, kỹ xảo hình ảnh. Các bạn cũng có thể theo đuổi nhiều lĩnh vực mới của nền công nghiệp sáng tạo, như công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế ảo tăng cường (AR)… Những trải nghiệm này giúp sinh viên củng cố và nâng cao năng lực chuyên môn, từ đó tạo ra những sản phẩm đồ hoạ giá trị và thiết thực” – cô Châu nhấn mạnh.

Theo ZingNews

TIN TỨC MỚI NHẤT

Tin liên quan

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ TRỞ THÀNH SINH VIÊN ĐẠI HỌC FPT?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN TUYỂN SINH

FPT UNIVERSITY

TRẢI NGHIỆM

Đừng chần chừ, Đại Học FPT sẽ hỗ trợ bạn!